Quang cao nhap nhang, hoc vien lanh du

on Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Kinh Doanh | download | video converter | download winrar | download winzip | Phan mem diet virus |

SGTT.VN - Ngày 30.12.2011, bộ Giáo dục và đào tạo đã ra quyết định cảnh cáo, xử phạt bốn cơ sở: viện Kế toán quản trị doanh nghiệp (IABM), công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục (ERC) Việt Nam, công ty TNHH ILA Việt Nam, và công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam (đều có trụ sở tại TP.HCM).

Học viên tụ tập tại cơ sở của Raffles Việt Nam (117 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận) sáng 6.1 để yêu cầu cho biết hướng giải quyết hậu quả sau khi bị đình chỉ chương trình đào tạo cao đẳng trái phép. Ảnh: Nh.T

Mặc dù giấy phép được cấp chỉ có chức năng đào tạo nghiệp vụ hay dạy nghề ngắn hạn, các cơ sở này đều tổ chức liên kết với một số chương trình nước ngoài đào tạo trình độ cao đẳng, cử nhân, thậm chí thạc sĩ! Đây không phải là lần đầu tiên những sai phạm kiểu đó bị phát hiện.

Trước đó ít lâu, gần 300 sinh viên theo học chương trình liên kết giữa một trường cao đẳng nước ngoài với trường quốc tế Mỹ Việt thuộc công ty cổ phần quốc tế Mỹ Việt (AVIS) trụ sở ở Tân Bình, TP.HCM một phen hoảng hốt vì chương trình bị phát hiện là đào tạo… chui. Dưới áp lực của dư luận và sinh viên, ông chủ AVIS liền sang sinh viên cho một đơn vị khác, cũng danh nghĩa liên kết với một đại học Mỹ. Mức học phí từ 1.000 USD sau khi "sang tay" đã được nâng lên 5.600 USD. Tuy nhiên, ngay sau đó, sinh viên thêm một lần bất ngờ vì chương trình này tiếp tục không có giấy phép.

Sau khi đóng 2.000 USD và mất đến hai năm, học viên trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế (công ty đào tạo tin học viễn thông Trí Việt) ở quận 10, TP.HCM tá hỏa khi biết chương trình liên kết với Aptech Ấn Độ chưa được cấp phép, thế là đành ngậm ngùi nhận chứng chỉ thay vì bằng cao đẳng như quảng cáo trước đó.

Đến thời điểm này, công ty TNHH đào tạo Úc Việt (quận 10, TP.HCM) vẫn quảng cáo chiêu sinh kiểu "100% (học viên) có việc làm tại Úc và cơ hội được hoàn học phí thông qua chương trình làm ngoài giờ với mức thu nhập lên đến 21.000 USD/năm và tiến tới cơ hội định cư tại Úc…", và học phí cho những chương trình học nghề trong vòng một năm lên tới 12.000 – 14.000 USD. Ông Thanh Nhân, phụ huynh của một học viên tại đây cho biết, với nội dung quảng cáo như vậy cộng thêm việc nhà trường thu trước lệ phí visa và vé máy bay một chiều đi Úc trong học phí ban đầu, nhiều học viên lầm tưởng cứ đóng tiền học chương trình này là chắc chắn được đi Úc làm việc hay học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn. Học viên Nguyễn Thị Thu Cúc nhà ở Biên Hòa cho hay, trong hợp đồng đào tạo nhà trường còn cam kết "học viên sẽ được hoàn 100% học phí sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chính phủ Úc mà không xin được visa du học" và "hỗ trợ chứng minh tài chính", nhưng khi visa bị Chính phủ Úc từ chối thì học viên chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt, còn nhà trường thì phủi bỏ trách nhiệm. "Nếu chỉ học nghề một năm lấy chứng chỉ, cho dù chứng chỉ ngoại đi nữa, cũng đâu việc gì phải mất tới 13.990 USD", Thu Cúc bức xúc nói.

Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bà Hoàng Thị Mai Thảo – đại diện công ty đào tạo Úc Việt nói rằng thỏa thuận "học viên được hoàn 100% học phí" chỉ được thực hiện khi thỏa mãn điều kiện là "sau khi học viên đã đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của Chính phủ Úc mà không xin được visa du học". Trong trường hợp học viên bị Chính phủ Úc từ chối cấp visa vì gia đình không đáp ứng được yêu cầu "chứng minh tài chính cho việc du học", công ty không có trách nhiệm hoàn lại học phí. Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM, cho biết thêm: giấy phép của công ty Úc Việt chỉ có chức năng dạy nghề theo chương trình phía Úc cung cấp, hoàn toàn không có chức năng tổ chức đưa lao động ra nước ngoài!

Chánh thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Huy Bằng cho biết, cả bốn đơn vị đã nói ở đầu bài đều vi phạm các quy định về tổ chức đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ tại Việt Nam. Bên cạnh quyết định xử phạt hành chính, thanh tra bộ khẳng định toàn bộ các bằng cấp theo những chương trình trái phép này không được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó có nghĩa, tất cả học viên coi như mất không quãng thời gian theo học, còn học phí có được trả lại hay không thì chưa rõ! Theo ông Bằng, các cơ sở bị đình chỉ hoạt động đào tạo phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và giải quyết quyền lợi cho học viên.

Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Hiệp cũng cho biết, đối với các công ty vừa bị thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo kết luận sai phạm, sở Lao động thương bình và xã hội, và các cơ quan có trách nhiệm sẽ giám sát việc thực hiện kết luận của thanh tra cũng như việc khắc phục hậu quả, giải quyết quyền lợi cho người học. "Nếu sai phạm có mức độ lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét và kiến nghị rút giấy phép", ông Hiệp khẳng định.

Raffles Việt Nam: Sẽ giải quyết hậu quả cho học viên

Ngày 6.1, trước áp lực từ phía học viên và phụ huynh yêu cầu cho biết hướng giải quyết sau khi có quyết định đình chỉ việc đào tạo chương trình cao đẳng trái phép, ông Hwong Kee Hong, tổng giám đốc Raffles Việt Nam cho biết công ty chấp hành quyết định xử phạt của thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo và giải quyết hậu quả cho tất cả học viên. Theo ông Hwong, những học viên chưa hoàn thành chương trình có thể được tiếp tục học tại các cơ sở khác của Raffles ở Úc, Singapore, Campuchia hoặc Thái Lan và công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí. Nếu học viên không đồng ý với tất cả các phương án trên thì công ty sẽ hoàn trả học phí. Tuy nhiên, phương án hoàn trả thế nào thì phía Raffles Việt Nam chưa đề cập.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng Dạy nghề, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM:

Cần tìm hiểu kỹ giấy phép tới đâu, chức năng thế nào

"Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chưa có đơn vị nào là công ty, trung tâm mà được phép đào tạo đến trình độ cao đẳng, đại học cho dù là liên kết đào tạo với nước ngoài. Học viên trước khi đăng ký học bất cứ chương trình nào cần tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị đó, xem giấy phép tới đâu, chức năng thế nào. Nếu còn nghi ngờ thì hỏi các phòng chức năng sở giáo dục và đào tạo hoặc sở Lao động – thương binh và xã hội. Từ nay đến trước tết, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM sẽ đưa thông tin về các cơ sở đào tạo trực thuộc có liên quan đến yếu tố nước ngoài lên trang web của sở".

Ngày 6.1, trước áp lực từ phía học viên và phụ huynh yêu cầu cho biết hướng giải quyết sau khi có quyết định đình chỉ việc đào tạo chương trình cao đẳng trái phép, ông Hwong Kee Hong, tổng giám đốc Raffles Việt Nam cho biết công ty chấp hành quyết định xử phạt của thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo và giải quyết hậu quả cho tất cả học viên. Theo ông Hwong, những học viên chưa hoàn thành chương trình có thể được tiếp tục học tại các cơ sở khác của Raffles ở Úc, Singapore, Campuchia hoặc Thái Lan và công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí. Nếu học viên không đồng ý với tất cả các phương án trên thì công ty sẽ hoàn trả học phí. Tuy nhiên, phương án hoàn trả thế nào thì phía Raffles Việt Nam chưa đề cập.

"Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chưa có đơn vị nào là công ty, trung tâm mà được phép đào tạo đến trình độ cao đẳng, đại học cho dù là liên kết đào tạo với nước ngoài. Học viên trước khi đăng ký học bất cứ chương trình nào cần tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị đó, xem giấy phép tới đâu, chức năng thế nào. Nếu còn nghi ngờ thì hỏi các phòng chức năng sở giáo dục và đào tạo hoặc sở Lao động – thương binh và xã hội. Từ nay đến trước tết, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM sẽ đưa thông tin về các cơ sở đào tạo trực thuộc có liên quan đến yếu tố nước ngoài lên trang web của sở".


Theo www.baomoi.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét