Nhung cau mang bat hu cua nguoi thay

on Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
- "Thằng thần kinh". "Mày vừa mới ở Trâu Quỳ ra hả?". "Óc bã đậu". "Mặt thớt". "Ngơ ngơ như bò đội nón"...là nhưng câu nói bất hủ của giáo viên, ngày càng xuất hiện "như cơm bữa".


Minh họa

"Óc bã đậu"

" Mẹ ơi, con bò đội nón tại sao lại ngơ ngơ?..."

Nghe con hỏi, một phụ huynh có con học lớp 4 một trường tiểu học ở Hà Nội không biết phải giải thích kiểu gì.

Hỏi con, chị mới biết ở trên lớp, cô giáo thường dùng những từ " Ngơ ngơ như bò đội nón", "Đầu óc con bã đậu đến là cùng" để mắng các bạn khi không hiểu bài hoặc làm sai ý cô.

Không riêng bé, nhiều học sinh tiểu học thường bị ăn "bún mắng", "cháo chửi" trên lớp nhưng không hiểu ý nghĩa của những lời nói đó đã về thắc mắc với bố mẹ. Có lần đi học về, Duy Anh (Hà Nội), học sinh tiểu học thắc mắc: "Con và các bạn không hiểu "nước đổ đầu vịt" hay "bã đậu" là gì. Mỗi lần các bạn không làm bài tập về nhà, hoặc mất trật tự cô lại nói như thế.

"Mày vừa mới ở Trâu Quỳ ra hả?

Trong một lần lên bảng làm toán và bị sai một câu, Hiếu - cậu học sinh lớp 3 bị cô giáo lắc đầu ngán ngẩm "Sao mà ngu thế không biết?". Khuôn mặt cậu bé xị xuống, ngẩn ngơ vài phút. Kể từ đấy, hễ thấy ai làm sai cái gì, Hiếu lại lẩm bẩm "À, ngu nên mới thế!". Câu nói của cô giáo không chỉ chạm vào lòng tự ái của Hiếu, nó còn "đi sâu" vào trong ý thức của cậu về cách sử dụng ngôn từ không "đẹp" trong giao tiếp.

Còn cô L, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của một trường tiểu học ở Hà Nội thì lại có cách "xoáy" học sinh đẳng cấp hơn.

Thấy học trò đứng lên trả lời một cách ngô nghê, không đúng trọng tâm câu hỏi, cô không ngần ngại dọa "Tôi phải đưa cậu vào trại Trâu Quỳ, đeo cho cậu tấm bảng "thần kinh" trên trán để mọi người biết cậu... bị dở!".

Cô nói chưa dứt câu, lũ học trò ở dưới đã cười phá lên vì câu nói ám chỉ mà cô dành cho "nạn nhân" xấu số. Cũng kể từ cách dạy của cô, học sinh có thêm chủ đề để bàn tán. Chúng không ngần ngại gọi nhau bằng những từ thô tục hoặc hỏi "xoáy" nhau theo "phong cách" của cô: "thằng thần kinh", "mày vừa mới ở Trâu Quỳ ra hả?"...

"Trơ trơ như mặt thớt"

Còn học sinh cấp 2, cấp 3 thường hiếu động hơn nên việc bị thầy cô mắng, chửi diễn ra "như cơm bữa". Thậm chí, nhiều giáo viên còn quát nạt, mạt sát, xúc phạm các em bằng những lời đay nghiến.

Với những học sinh thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng trong giờ, nhẹ thì các cô rầy la : "Nói mãi cứ trơ trơ cái mặt thớt, không học thì cút ra ngoài!", còn nặng thì coi như cả giờ học hôm đó chỉ ngồi nghe chửi.

Huy Hoàng (HS lớp 8 tại một trường THCS) kể lại: "Quát tháo, mắng mỏ không được, cô giáo quay ra xúc phạm chúng em bằng những lời khó nghe, chúng em thực sự bị tổn thương khi bị nói là "Không có lòng tự trọng, ý thức không bằng một con ruồi!(?)"

Nhiều học sinh bất bình trước thái độ và lời lẽ thiếu tôn trọng của giáo viên dành cho mình. Có những em sửng sốt nói rằng, không ngờ những người thầy lại có thể chửi học sinh thậm tệ như "hàng tôm, hàng cá" ngoài chợ ngay trong lớp học.

"Anh là con người hay con vật mà sao ngu thế?"

Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ, không chịu làm bài, ghi bài là những tội đương nhiên sẽ bị chửi. Nhưng ở rất nhiều lớp học, trường hợp các bạn học sinh yếu, chậm tiếp thu hơn cũng bị cho là "vô ý thức" và thường xuyên bị "tra tấn" bởi những lời nói gay gắt của thầy cô.

Duy Anh học sinh lớp 9 một trường THCS cho biết: "Có hôm bạn N. không làm được một bài toán, cô vừa giảng bài vừa đay nghiến, tay cô lăm lăm cái thước chỉ trực quật vào người khiến bạn run rẩy không thể tập trung. Rồi cô cho bạn về chỗ và thở dài: "Anh là con người hay con vật mà sao ngu thế?"

Theo một số bạn học sinh, có trường hợp cô giáo không chỉ mắng mỏ mà còn bêu riếu học sinh trước lớp vì tội "quá dốt" khiến bạn đó mặc cảm, tự ti.

Học yếu môn Hóa, Đ. luôn sợ hãi mỗi khi có tiết môn này sau nhiều lần bị cô giáo làm "bẽ mặt" trước lớp. Đ. nhớ lại: "Lần nào em lên bảng không làm được bài cô cũng phạt đứng góc lớp rồi gọi một bạn giỏi lên giải quyết. Sau đó cô xóa hết phần trình bày của bạn ấy và bắt em làm lại. Không làm được cô mắng xơi xơi: "Ngu thì phải có mức độ chứ? Ngu lâu dốt dai ai mà đào tạo được?"...

Thu Thảo - Minh Hiền
*****************

Bạn hoặc con cái bạn đã khi nào có những thắc mắc tương tự và xử lí như thế nào? Những câu chuyện giáo dục bạn chưa biết chia sẻ cùng ai bạn có thể gửi cho chúng tôi theo địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn.


Theo www.baomoi.com

AnAn Gelato – Dan da kem Ý

on Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Kem Ý – Thương hiệu kem đã được giới sành ăn ở Hà Nội biết đến như một món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp tụ tập cùng nhóm bạn hay ngồi một mình nhâm nhi kem Ý để thoả mãn cơn nghiền kem của mình.
Hôm nay chúng tớ sẽ đưa bạn tới một địa chỉ hấp dẫn, nơi đó bạn sẽ thoả sức được nếm hơn 20 vị kem khác nhau được nhập nguyên liệu hoàn toàn từ Ý, bên cạnh đó còn có những đồ uống khác khiến bạn không thể cưỡng lại được ham muốn như: sữa chưa nếp cẩm Điện Biên, sữa ngô, tào phớ, nước ép các loại hoa quả…

"Vua tào phớ" tại địa chỉ Chợ Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội, hãy thử lượn một vòng phố Vĩnh Hồ mà xem, các bạn sẽ thấy tên biển Anan Gelato đó chính là tên thương hiệu kem Ý của Vua tào phớ!

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Mới đặt chân đến quán, điều làm tôi thích thú và yên tâm nhất đó là nhìn mọi thứ đều rất sạch sẽ, sắp xếp rất gọn gàng và quy củ. Chỉ cần khách gọi một câu là chưa đầy 1 phút mọi người đã chễm chệ ngồi đánh chén. Hay Vua tào phớ sẽ nhanh chóng đóng gói vào hộp cho bạn mang  về nhà từ từ thưởng thức.

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Chị chủ quán xinh đẹp cho tôi thưởng thức 2 ly kem với đủ các vị. Sau đó còn tỉ mỉ giới thiệu từng hương vị và nguyên liệu chính của các loại kem như: Kem sầu riêng, kem dâu, kem sôcôla, kem sữa dừa vani, kem cốm, kem bạc hà, kem rượu rum nho, kem caramel...

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Tôi từ từ nhấm nháp và cảm nhận vị man mát, ngọt dịu nhẹ nhàng của từng loại kem. Mặc dù  mấy vị kem vào cùng một ly nhưng quả thật tôi chỉ cần cho thìa kem vào đầu lưỡi là đã cảm nhận được vị thơm ngon và mùi vị đặc trưng của từng loại kem. Thật quá tuyệt vời!

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Vua tào phớ đem đến cho tôi một cảm nhận rất đầy đủ và khác biệt về hương vị kem Ý mà chưa nơi nào có được. Điều duy nhất ở  Vua tào phớ mới có, đó là các bạn có thể tự phết lên ly kem của mình thêm nhiều loại topping thơm lừng của Ý, Mỹ như: Siro kiwi, siro dâu, siro bạc hà, siro caramel, siro chocolate, đậu phộng... Làm cho chúng mình đã say kem Ý lại còn bị mê hoặc và thuyết phục tuyệt đối bởi các hương vị  của topping free này nữa.

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Đặc biệt hơn, kem Ý tại Vua tào phớ không bao giờ để quá 1 tuần. Kem vỉa hè, đồ uống vỉa hè nhưng chất lượng lại không hề vỉa hè tý nào đâu nhé mọi người. Chất lượng cực đỉnh cao luôn nhưng giá tiền lại cực bèo phù hợp với tất cả mọi người. Tất cả đồ uống chỉ đều dưới 10k đổ lại. Nên các cô cậu tuổi teen không cần phải tích trữ tiền ăn sáng như  đi vào các quán xá sang trọng mà khéo chất lượng lại chẳng bằng tại Vua tào phớ đâu nhé!

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Sắp tới đáp ứng lại thị hiếu của những fan kem Ý vỉa hè, cửa hàng sẽ có kem hộp mang về đó nhé, chỉ có 30k/hộp thôi, các bạn hãy tích trữ ở tủ lạnh  nhà mình để thưởng thức nhé!

Quán Vua tào phớ được biết đến và  đã cực kỳ nổi tiếng với tào phớ không thạch cao và sữa chua nếp cẩm Điện Biên rồi. Giá một bát tào phớ mix đậu, thạch, chân trâu long nhãn.... ở đây cũng chỉ 6  -10k tuỳ loại thôi, sữa chua nếp 10k nè, còn sữa đậu nành nguyên chất chỉ 6k.

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý

Mới đây, cô chủ quán  tìm tòi và nắm bắt được thị hiếu của mọi người cho ra mắt một loại nước uống hảo hạng nữa, khiến các bạn khó có thể cưỡng lại được: sữa ngô nguyên chất, chế biến 100% từ ngô non, xay và sàng lọc kỹ càng cho ra những ly nước ngô thật sự ngon, thơm mát và bổ rẻ, chỉ 10k thôi các bạn nhé. Mới bán, nhưng mỗi ngày quán đã tiêu thụ được hơn 60 lít/ngày. Chứng tỏ, sữa ngô mới ngon và hấp dẫn như thế nào mới tiêu thụ số lượng khổng lồ như thế chứ các bạn nhỉ?

Còn chần chừ gì nữa nhỉ? Hãy cùng chúng tớ khám phá và tiếp tục hành trình đi tìm những món ăn vừa ngon, lại bổ, rẻ cho mùa hè năm nay nào. Và điểm dừng chân tiếp theo chính là địa chỉ kem Ý  mang thương hiệu Anan Geleto của Vua tào phớ.

AnAn Gelato  Dân dã kem Ý
Chúc các bạn ngon miệng nhé!

Địa chỉ cho bạn:
Cơ sở 1: Nhà B3 chợ Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội (11h - 18h hàng ngày)
Cơ sở 2: Số 7 Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội ( 8h - 20h hàng ngày)
Giao sỉ kem Ý: 09 0499 9333. Gọi tào phớ, sữa chua 09 3499 9333.
Website: www.ciffob.com
Theo tintuc.xalo.vn

Vu co dau mat trinh bi huy hon Chu re len tieng

on Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
Cuối cùng người đàn ông trong vụ việc ồn ào nhiều ngày qua cũng đã chủ động giãi bày mà theo anh là "góc khuất" của cuộc hôn nhân chóng vánh và tai tiếng này.
Mấy ngày qua, dư luận ở Cần Thơ xôn xao chuyện cô dâu Nguyễn Đặng Xuân Thuỳ (19 tuổi, Yên Hạ, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) bị nhà chồng từ chối vì nghi giống nhân vật trong một clip sex trên mạng. Thế nhưng, nhân vật được dư luận bàn tán nhiều là chú rể Nguyễn Phúc Duy chưa xuất hiện để nói về vụ "lùm xùm" này.

Ngày 3/3, Duy đã chủ động giãi bày mà theo anh là "góc khuất" của cuộc hôn nhân chóng vánh và tai tiếng này. Mở đầu câu chuyện "trả vợ" để cưới người khác, Phúc Duy (năm nay 27 tuổi, con trai chủ hãng nước đá Nguyễn Hoàng Năm ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)  cho rằng ai nói anh bỏ Xuân Thuỳ vì mất "cái ngàn vàng" là không đúng. " Bởi tôi đã biết chuyện ấy ngay từ lần quan hệ đầu tiên với Thuỳ trước khi làm đám cưới khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, với lòng vị tha tôi đã bỏ qua tất cả, tiến đến hôn nhân bằng lễ cưới rồi rước Thuỳ về nhà làm dâu trong sự thương yêu của mọi người trong nhà ", người chồng cho biết. Theo Duy, Thuỳ nói rằng trong lần gần gũi đầu tiên ở nhà anh xuất hiện máu trinh dính vào tấp drap giường là hoàn toàn không có. Duy tỏ ra sành sỏi khi cho rằng " chẳng có một 'hàng rào' nào để ngăn cản nên 'bóng vào lưới' quá dễ dàng ".

" Sau đám hỏi, mấy lần đi du lịch hai đứa có ngủ chung nhưng tôi chỉ ôm ấp, vờ hỏi 'chuyện ấy' nhưng Thuỳ bảo chờ đến sau đám cưới. Tôi đồng ý để chờ ngày nếm hết mật ngọt của tình yêu, nhưng không ngờ trong lần gần gũi đầu tiên cô ấy không tỏ ra đau đớn, rên la mà rất bình thường như đã từng quan hệ nên chẳng có phản ứng gì ", Duy kể. Cũng theo người chồng trẻ, nếu thấy máu trinh trên drap giường thì đúng ra cả hai phải để lại nhằm chứng minh với mẹ là vợ còn trong trắng, chứ không bảo mang đi giặt để xoá dấu tích. Do đó, Duy cho rằng Thuỳ dựng chuyện "máu dính drap" để bảo vệ sự trinh trắng đã mất trước đó.

Cho rằng vợ đã mất "cái ngàn vàng" nên trước ngày cưới Duy có nói với mẹ và chị ruột điều này. Là chỗ phụ nữ với nhau, nên hai người này thông cảm, động viên Duy cũng như đưa ra vài ví dụ của một số cô gái không ra máu trong lần đầu tiên gần gũi với người khác phái. Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau đám cưới, Duy "sốc" khi nghe bạn bè nói rằng thấy một cô gái là nhân vật chính trong đoạn clip sex nên anh tò mò xem thử. " Sau khi xem tôi khẳng định chính là vợ mình vì thân thể cô ấy tôi biết rõ hơn ai hết, nhưng cô ấy bảo không phải. Bạn bè tôi nhắn tin vào điện thoại dè bỉu, chê cười. Còn điện thoại vợ tôi thì nhận được tin nhắn với nội dung 'mày có tin tao in hình mày trong phim sex ra dán trước cổng trường không?'. Vì vậy, mấy ngày đó Thuỳ không dám ra đường gặp ai hết vì xấu hổ ".

Vụ
Chú rể Duy và cô dâu Thuỳ. (Ảnh do gia đình cung cấp)

Kể về cuộc hôn nhân được người lớn sắp đặt, Phúc Duy cho biết ba năm trước cha (ông Năm) có hứa với ông Nguyễn Văn Ba để cưới Thuỳ cho con trai mình. Vì lời hẹn này nên đôi trẻ tìm hiểu nhau. " Lúc đó tôi thấy Thuỳ hiền, dễ thương rồi tình yêu lớn dần nên mới tiến đến hôn nhân. Vì vậy, khi hai người cưới nhau đã là tự nguyện, không còn ai ép buộc và cũng chẳng phải vì cha hứa mua xe mà cưới Thuỳ làm vợ ". Sau ngày cưới, Duy không thấy vợ đeo hay cất nữ trang vào tủ trong phòng. Vì vậy, anh cũng khẳng định không có chuyện Thuỳ gửi vàng cho mẹ chồng là bà Nguyễn Thị Hai. Tuy nhiên, Thuỳ giải thích cô nghe mẹ chồng gợi ý bằng câu nói " hồi trước đám cưới xong chị ba của con cũng gửi hết nữ trang cho mẹ ", nên Thuỳ mới mang 3,6 lượng vàng 24K gửi bà Hai.

" Dù gì thì chuyện cũng qua rồi. Trước đây thương Thuỳ tôi mới cưới và bỏ qua chuyện cô ấy không còn trong trắng, nhưng lại không chịu nổi khi nhớ đến hình ảnh cô gái giống vợ như hai giọt nước xuất hiện cùng người đàn ông khác trong clip sex nên chia tay để lấy vợ khác. Tôi giận Thuỳ ở chỗ khi hoà giải một mực nói mẹ tôi giữ lại vàng. Chẳng lẽ gia đình tôi túng thiếu đến nỗi không có tiền mua 3,6 lượng vàng hay sao mà giữ lại vàng của cô ấy ", người chồng của cô dâu bị huỷ hôn thổ lộ.

Nói về chuyện gửi vàng, ông Năm cũng khẳng định vợ ông không chịu nhận giữ vàng dùm con dâu khi Thuỳ gửi. Lý do, Thuỳ phải tự giữ lấy tài sản vì vợ chồng Phúc Duy có phòng riêng trong nhà. Người cha chồng còn giải thích hai vợ chồng Duy có cả trăm người bạn nên bình quân vài ba ngày là có một tiệc sinh nhật. " Chẳng lẽ vợ tôi phải làm mọi cho hai vợ chồng nó vì mỗi lần đi dự tiệc phải lấy vàng ra đưa cho con dâu đeo? ", đại gia đất Cần Thơ phân trần.

Duy cũng giải thích về sự im lặng của mình trong thời gian qua là để " bảo vệ cho vợ tránh những điều tiếng dư luận " và " không muốn làm tổn thương thêm đối với Xuân Thuỳ ". Nhưng " muốn hay không thì áp lực lên gia đình em rất lớn. Cha, mẹ em và nhất là P.K (vợ Duy mới cưới) rất buồn ". Duy thừa nhận, tuy cuộc hôn nhân giữa anh và Xuân Thuỳ là do cha mẹ sắp đặt, nhưng bản thân anh cũng có tình cảm với Thuỳ, " nên em mới chịu cưới, chứ không phải vì lý do nào khác ". Thừa nhận vụ xuất hiện clip đen mà nhân vật theo anh là "rất giống Thuỳ", nhưng Duy vẫn không cho đó là lý do chính dẫn đến chuyện hôn nhân giữa hai người không thành. " Em rất thương Thuỳ, nhưng tụi em có những cái không thể vượt qua. Chúng em không hợp nhau. Cụ thể em không tiện nói ra.. .", Duy nói.

Về dư luận cho rằng khi về chung sống với Nguyễn Phúc Duy (lúc bấy giờ 26 tuổi), Nguyễn Đặng Xuân Thuỳ chưa tròn 18 tuổi, liệu chú rể có vi phạm pháp luật? Luật sư Nguyễn Văn Đức (Văn phòng luật sư Vạn Lý, Cần Thơ) cho biết: Việc hai gia đình tổ chức đám cưới cho Thuỳ và Duy không vi phạm pháp luật. Vì luật quy định độ tuổi kết hôn chứ không điều chỉnh tuổi... tổ chức tiệc cưới, vì đó chỉ là hình thức. Về quan hệ như vợ chồng giữa hai người (nếu có) cũng không vi phạm pháp luật, vì qua trình bày của Thuỳ thì lúc "quan hệ" với Duy, cô đã trên 16 tuổi và hoàn toàn tự nguyện. Do đó, không thể nói Duy vi phạm pháp luật hình sự. Có chăng là cả Duy và Thuỳ đã làm trái luật Hôn nhân và gia đình, khi chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Trường hợp này, nếu có yêu cầu thì toà án giải quyết không công nhận vợ chồng.

Xuân Thuỳ là cô gái xinh đẹp ở quận Cái Răng, Cần Thơ, được cha hứa gả cho con trai nhà đại gia hãng nước đá Nguyễn Hoàng Năm khi chỉ mới học lớp 10. Hai gia đình tổ chức lễ ăn hỏi cho hai trẻ, làm đám cưới lúc Thuỳ chưa đủ 18 tuổi nên không làm giấy đăng ký kết hôn. Chỉ 2 tuần sau lễ cưới, chồng Thuỳ tên Nguyễn Phúc Duy báo với bố mẹ là vợ đã mất trinh từ trước và là nhân vật chính trong một clip sex đang phát tán trên mạng.

Thuỳ thanh minh "chỉ quan hệ với chồng" nhưng bất thành, tình cảm vợ chồng rạn nứt. Cô về lại nhà cha mẹ ruột, một mặt tiếp tục minh oan, một mặt gửi clip mà cô bị quy kết là nhân vật chính nhờ công an địa phương xác minh. Kết luận ban đầu của công an, clip có nguồn gốc từ nước ngoài.

Nửa tháng trước chồng cô cưới vợ mới, Thuỳ làm đơn khiếu nại gửi chính quyền địa phương nơi vợ mới của chồng cư ngụ. Chính quyền ra quyết định tạm thu hồi giấy chứng nhận kết hôn của chồng Thuỳ với vợ mới, để chờ giải quyết sự vụ.

Theo tintuc.xalo.vn

Thi tot nghiep THPT 2012 3 doi tuong duoc xet mien thi

on Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012
(ANTĐ) - Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2012 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, học sinh lớp 12 được tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia để dự thi Olympic quốc tế, khu vực các môn văn hoá, học sinh tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ hay học sinh khiếm thị sẽ được miễn thi.


Thi tốt nghiệp THPT 2012: 3 đối tượng được xét miễn thi
Bỏ hình thức chấm chéo và không bắt buộc thi theo cụm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012

Điều kiện được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12, không nghỉ quá số ngày nghỉ học theo quy định và xếp loại cả năm lớp 12 hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên hoặc từ trung bình trở lên (với học sinh thi các môn văn hoá, thể thao). Học sinh khiếm thị cũng được xét miễn thi tốt nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng quy định trường hợp được đặc cách tốt nghiệp là những thí sinh bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi nếu xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên hoặc thí sinh bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn với điều kiện điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 5,0 trở lên... Theo Bộ  GD-ĐT, các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố chậm nhất là ngày 31-3-2012.

Theo tintuc.xalo.vn

Ha Noi chinh thuc dieu chinh gio hoc, gio lam

on Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
Ngày mai (01/02), Hà Nội sẽ chính thức điều chỉnh giờ học, giờ làm và giờ kinh doanh thương mại đối với 3 nhóm đối tượng: học sinh, sinh viên; cán bộ công chức, viên chức và trung tâm thương mại, dịch vụ.

Ảnh: giaoduc

Vào lúc 7h00 ngày 31/01, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt trên một chuyến xe buýt chở các em học sinh tới trường Phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh - Hà Nội. Trên xe có cả học sinh cấp 2 và cấp 3. Nhưng, từ ngày mai (01/02), khi mà quyết định thay đổi giờ học, giờ làm của thành phố chính thức có hiệu lực, việc đi lại của các em cũng sẽ thay đổi.

Giờ học của cấp ba sẽ bắt đầu lúc 7h00, còn cấp hai thì tới 8h00 mới vào lớp. Nhà trường chưa kịp thay đổi cơ cấu tuyến xe nên sẽ ưu tiên đón nhóm đông hơn là học sinh cấp 2, học sinh cấp 3 thì phải tự túc phương tiện. Trong đó, rất nhiều học sinh cách nhà tới cả chục cây số...
Em Đỗ Thu Hương, Lớp 10D2, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội nói: "Mẹ em sẽ chở em đến trường, nên việc đi lại chắc sẽ khổ hơn".
Trên 510.000 học sinh và 1,3 triệu sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội nằm trong diện cần thực hiện quyết định này. Hiện, cái lo nhất của các trường là quản lý các em như thế nào từ lúc học xong cho tới lúc được phép tan trường, tức là sau 19h00. Như ở trường Lương Thế Vinh, khoảng thời gian các em phải ở lại trường sau tiết học cuối cùng là 2 tiếng.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường sẽ tổ chức các lớp theo nguyện vọng của các em như học võ, học nghệ thuật, lý, toán… Nhưng phải có thời gian mới tổ chức được những lớp học đó".
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, trong những ngày đầu thực hiện quyết định, các trường phải tạo điều kiện cho những học sinh nào dù có bị đến muộn nhưng vẫn được vào lớp, hoặc cha mẹ bị đến đón muộn cũng cần có biện pháp quản lý học sinh.
Cũng để thuận tiện cho việc đi lại của học sinh, sinh viên, tổng công ty vận tải Hà Nội cũng đã chuẩn bị nhân lực, phương tiện theo phương án đề ra.


Tác giả : Phạm Hà

Ý kiến bạn đọc ( 0 )

Ý kiến của bạn về bài viết: Hà Nội chính thức điều chỉnh giờ học, giờ làm

Ý kiên của bạn

Theo www.baomoi.com

Ha Noi bat dau doi gio hoc, gio lam

on Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
(Đất Việt) Hôm nay (1.2), 10 quận và 2 huyện (Từ Liêm, Thanh Trì) của TP.Hà Nội bắt đầu điều chỉnh giờ học, giờ làm theo 3 nhóm.

Nhóm 1, gồm sinh viên, học viên các trường ĐH-CĐ-Trung học - Dạy nghề và học sinh THPT, buổi sáng vào học từ trước 7g, kết thúc từ 7g tối. Nhóm 2, gồm học sinh các trường mầm non, THCS, sáng vào học từ 8g, chiều kết thúc vào 5g, riêng các trường bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30 sáng và trả đến 5g30; với cán bộ, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội) sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 17h. Nhóm 3 gồm trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc vào 19h.


Như vậy, đối tượng chịu tác động nhiều nhất là các em học sinh bậc trung học phổ thông khi phải tan trường sau 19g, muộn hơn hai giờ so với trước đây. Học sinh trung học cơ sở cũng phải đến tận 12g30 phút mới kết thúc giờ học buổi sáng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Đất Việt, tại một số trường mầm non trên địa bàn, nhiều phụ huynh rất bối rối khi tới tận chiều 31.1 mới nhận được thông báo về việc thay đổi giờ học của con em. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh và ngay cả giáo viên, lãnh đạo các trường cũng bối rối vì sinh hoạt thường nhật sẽ bị đảo lộn.

Hiệu trưởng một số trường THPT trên địa bàn cũng cho biết, quy định giờ học mới rất khó thực hiện. Giờ buổi sáng có thể thực hiện, song nhưng giờ kết thúc buổi chiều như quy định thì không đơn giản. Đặc biệt là thời tiết miền Bắc đang rất lạnh, thời gian kết thúc buổi học chiều sau 19h là quá muộn. Học sinh sẽ rất vất vả khi phải đến trường sớm và về nhà muộn, trong khi phụ huynh đón con cũng khó vì giờ tan sở sớm hơn giờ đón con tới hơn một tiếng.


Theo www.baomoi.com

Doi gio lam, gio hoc Tu dan den So deu boi roi

on Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012
(VTC News) - Từ hôm nay (1/2), Hà Nội sẽ chính thức đổi giờ làm việc, giờ học tập và giờ kinh doanh thương mại trên địa bàn 10 quận nội thành và 2 huyện.


Tuy nhiên, sát giờ G, ngày 31/1, khi còn chưa đầy 24 tiếng nữa, giờ học, giờ làm sẽ chính thức được thay đổi, theo khảo sát của PV VTC News, việc sắp xếp công việc, học tập vẫn còn là mối lo với không chỉ các bậc phụ huynh mà ngay cả nhà trường cũng đau đầu.

Làm trước tính sau

Ngày 31/1, đưa cháu Nguyễn Thùy Chi, học lớp 2 trường Tiểu học Thành Công (Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) tới lớp học, anh Nguyễn Văn Hiệu (bố cháu Chi) tỏ ra lo lắng: "Đọc thông tin trên báo biết là từ mai sẽ đổi giờ học của con nhưng tới nay vẫn chưa thấy nhà trường có bất kể thông báo nào về việc các cháu học vào giờ nào, đưa đón giờ nào. Giờ cũng chỉ đưa đón như cũ thôi, khi nào có thông báo rồi tính sau".

Nhóm các trường học chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc đổi giờ.

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Hải, Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế - Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (quận Cầu Giấy) cho biết: "Chính sách thì phải thực hiện nghiêm và sẽ thực hiện từ 1/2 đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên, việc này khả năng thành công rất khó".

"Hiện nay, trường chưa có chính sách hỗ trợ gì với giáo viên nên không thể bắt các thầy cô làm thêm giờ, chỉ có thể sắp xếp các thầy cô làm đủ 8 tiếng. Trước mắt sẽ chia theo ca, người đi làm sớm về sớm, người đi làm muộn về muộn. Và cũng phải tạo điều kiện để các cô có con nhỏ có thể đi đưa đón các cháu được", bà Hải cho biết thêm.

Với học sinh của trường, theo bà Hải, hiện trường vẫn chưa thể thông báo tới hết tất cả được vì một số em vẫn đang nghỉ Tết ở quê.

"Lo nhất là giờ về sau 19h, vì chưa thể biết việc đi lại, xe cộ của các em như thế nào", bà Hải lo lắng.

Ngoài ra, vẫn đề sắp xếp lớp học, giờ học cho khối tại chức cũng làm lãnh đạo nhà trường phải đau đầu. Bà Hải cho hay: "Bình thường khối tại chức của trường học từ 17h30' tới 21h, như vậy mới đảm bảo thời gian, số tiết, môn học. Nhưng nay ca học chính thức phải tan sau 19h, thay đổi thế này chưa biết sắp xếp phòng học thế nào, giáo viên dạy ra sao. Nếu bắt các em học muộn thì sẽ phải về rất muộn. Sẽ có không ít em bỏ học, trốn học về trước vì đa phần người học tại chức đều đã đi làm, có gia đình".

"Cứ làm trước, rút kinh nghiệm rồi sẽ tính sau", bà Hải nói.

Đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở các trường học khác trên địa bàn thành phố. Từ cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng… đều chưa có phương án cụ thể. Nhiều trường còn cho biết, hiện giờ mới đang làm việc với quận về kế hoạch cụ thể, do đó chưa thể thông báo đến phụ huynh và giáo viên được.

Việc chậm trễ này đã khiến các giáo viên và học sinh, sinh viên rơi vào thế bị động bởi ngày đổi giờ học, giờ làm đã cận kề nhưng họ chưa biết phải xoay sở ra sao để đảm bảo cuộc sống riêng.

Các giáo viên cũng có con nhỏ và họ cũng đều phải đưa đón như bao người khác. Nhiều giáo viên dạy từ cấp THPT trở lên đều đi làm trước 7h, trong khi nếu có con nhỏ, con họ sẽ học vào khoảng 8h. Như vậy có lẽ sẽ xảy ra tình huống đưa con tới nơi làm việc đợi đến giờ học của con sẽ đưa con tới trường. Chưa kể tới giờ về, con về từ 17h nhưng bố mẹ phải 19h mới được về để đón con…

Lãnh đạo TP kỳ vọng phương án đổi giờ sẽ giúp giảm bớt ùn tắc tại Hà Nội. Ảnh chụp đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Hiện nay, chỉ có một số trường ĐH sắp xếp lịch học trước 7h sáng là tỏ ra khá bình tĩnh. Như trường ĐH KHXH&NV Hà Nội (quận Thanh Xuân), chưa có thông báo cụ thể nào về việc đổi giờ học bởi bình thường giờ học của trường này đã bắt đầu từ 6h45' sáng. Tuy nhiên, việc học đến tận 19h như quy định thì chưa có thông tin hướng dẫn thực hiện nào. Và hiện trường này vẫn đang áp dụng lịch học tín chỉ nên giờ giấc cố định với sinh viên là khó thực hiện.

Trong khi đó, với nhiều sinh viên, họ tỏ ra băn khoăn về cuộc sống và việc học tập sẽ thay đổi lớn nếu áp dụng phương án đổi giờ học. Vì ngoài việc học chính, họ còn nhiều công việc khác như học thêm, làm thêm… Nếu tan học lúc sau 19h, gần như việc làm thêm là không thể, còn nếu học thêm thì ít nhất cũng phải 21h30' mới tan. Như vậy là quá mất thời gian.

Với học viên hệ tại chức có lẽ còn phải băn khoăn nhiều hơn. Vì lịch học tại chức hiện nay tại nhiều trường bắt đầu vào khoảng 19h, và tan học vào khoảng 21h. Như với trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (quận Hà Đông), "Ngày làm việc của tôi kết thúc lúc 17h30', tới 19h là bắt đầu học. Như vậy, tôi có khoảng thời gian khoảng 1 tiếng rưỡi để nghỉ ngơi và ăn tối trước khi tới lớp học. Nhưng giờ đổi giờ thế này có thể tôi sẽ phải đi làm về muộn hơn và tới lớp học muộn hơn, tan học về nhà có khi phải vào khoảng hơn 22h tối. Như vậy, cuộc sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có ít thời gian cho gia đình, nghỉ ngơi..", anh Nguyễn Bá Hùng, học viên hệ tại chức của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội lo lắng.

Các Sở cũng bối rối!

Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội – Đơn vị chủ trì việc thực hiện đổi giờ làm, giờ học cho biết: "Về phương án triển khai giờ học, giờ làm, Sở GTVT đã có thông báo rộng rãi tới các trường. Các trường có trách nhiệm sắp xếp công việc, giờ học và thông báo với học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh để biết và thực hiện".

Về vấn đề nhiều trường học, học sinh, phụ huynh chưa nắm được kế hoạch triển khai phương án đổi giờ học, giờ làm cụ thể, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay: "Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được quyết định chính thức về việc đổi giờ học, giờ làm từ Sở GTVT Hà Nội. Chúng tôi đã chuẩn bị và có phương án đưa ra để thực hiện".

Về việc nhiều bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên chưa được thông báo về việc thay đổi giờ học, giờ làm, ông Thống cho rằng, có thể là do mới sau Tết nên việc thông báo cũng chưa được rộng rãi, nhiều sinh viên đang ở quê nghỉ Tết chưa ra Hà Nội.

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn tới các trường yêu cầu các trường sắp xếp, lên phương án để thực hiện đổi giờ học, giờ làm việc trong các trường học, thực hiện đúng chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội.

Phương án cụ thể về đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh thương mại từ ngày 1/2 của Hà Nội

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, ngày 12/1/2012, UBND Thành phố Hà Nội đã có thông báo chính thức về việc thực hiện đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Theo quyết định này, 10 quận nội thành và 2 huyện là Từ Liêm, Thanh Trì sẽ điều chỉnh giờ học, làm việc, kinh doanh thương mại theo 3 nhóm.

Nhóm 1, gồm sinh viên, học viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyện nghiệp, Dạy nghề và học sinh các trường THPT: Bắt đầu học từ trước 7h và kết thúc sau 19h.

Nhóm 2, gồm học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Bắt đầu vào học từ 8h, kết thúc vào 17h. Riêng các trường này phải bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30' sáng và trả đến 17h30'; Với cán bộ, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội), sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 17h.

Nhóm 3, gồm Trung tâm thương mại, dịch vụ… (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu mở cửa từ 9h và kết thúc sau 17h.

Với các nhóm đối tượng khác (nhà máy, xí nghiệp, lự lượng vũ trang nhân dân…) thời gian làm việc vẫn giữ nguyên như hiện nay.

Tin liên quan

» Ngày mai, Hà Nội đổi giờ học, giờ làm
» Giáo dục Thủ đô: Sẵn sàng đổi giờ học, giờ làm
» Bao nhiêu học sinh, sinh viên phải đổi giờ học?
» "Đổi giờ không phải chiếc đũa thần giải quyết ùn tắc"
» Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ đổi giờ làm, giờ học

Lê Việt


Theo www.baomoi.com

Sinh vien, hoc sinh thich nghi nhanh voi gio hoc moi

(Petrotimes) – Học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã chính thức đổi giờ học - một nếp sinh hoạt mới đang dần được thiết lập và không có quá nhiều sự xáo trộn.

Trong 3 nhóm điều chỉnh lần này là: học sinh, sinh viên, giáo viên; công chức nhà nước và các trung tâm thương mại dịch vụ thì có vẻ đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất là học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, có vẻ như nhóm này lại thích nghi với sự thay đổi nhanh nhất.

Nhiều phụ huynh có con nhỏ ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm.

Em Nguyễn Đức Hùng (học sinh trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông) cho biết: "Thông thường chúng em vào học từ lúc 7h, nhưng sau khi có điều chỉnh, giờ vào lớp hiện nay là 8h. Cũng không có quá nhiều thay đổi, thời gian từ lúc ngủ dậy đến lúc đi học được kéo dài nên không quá vội vàng như trước, đi học cũng dễ dàng hơn".

Cũng như Hùng, bạn Nguyễn Lan Phương (học sinh trường PTTH Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thích nghi với thời gian biểu mới này rất nhanh: "Em học buổi chiều, 2h45 mới vào lớp và tan học lúc 7h15, thay vì 1h vào lớp và 5h15 tan học như trước khi. Thời gian như thế cũng không quá khó khăn hay gây xáo trộn gì mà còn khá thoải mái với em".

Phương cũng hóm hỉnh cho biết mặc dù thời gian học buổi chiều như vậy khá muộn, thời điểm từ 17h – 19h là lúc đói nhất trong ngày, nhưng chỉ cần tìm cách thích nghi như chuẩn bị thêm đồ ăn chiều thì sẽ quen dần với thời gian biểu mới này. Ngoài ra, lúc đi học và lúc về sẽ không chịu cảnh tắc đường như thời gian biểu cũ nữa.

Đường phố thông thoáng hơn, học sinh đi lại sẽ an toàn hơn

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giờ học, giờ làm như hiện nay cũng đang gây một số khó khăn cho khá nhiều trường ĐH, CĐ và những người học cao học, tại chức buổi tối trên địa bàn thủ đô. Với một số trường đã sắp xếp thời gian học trước 7h thì việc điều chỉnh này không gây xáo trộn quá nhiều, nhưng với các trường học theo tín chỉ hiện vẫn chưa đưa ra được thời khóa biểu cụ thể.

Như trường hợp bạn Nguyễn Hoàng Anh, hiện đang học cao học buổi tối tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết: Theo giờ học cũ, các lớp cao học buổi tối sẽ bắt đầu vào lúc 6h30-7h và kết thúc vào lúc 8h-9h. Nhưng với sự điều chỉnh giờ học như hiện nay, giờ học buổi tối sẽ bắt đầu từ lúc 7h30-8h cho tới 9h-10h, cũng có ảnh hưởng tới sinh viên, giảng viên cao học và tại chức.

Hay bạn Nguyễn Thanh Hương (sinh viên Viện ĐH Mở), bạn đã biết thông tin điều chỉnh giờ học từ mấy hôm nay, nhưng do trường chưa có thông báo cụ thể về lịch học nên bạn cũng chưa thể sắp xếp được lịch các môn học thêm. Ngoài ra, nếu thay đổi giờ học lên trước 7h, bạn cho biết sẽ dậy sớm hơn để kịp bắt xe bus tới trường.

Có rất nhiều gia đình ủng hộ việc đổi giờ học, giờ làm, chị Nguyễn Thị Tài, nhân viên văn phòng, chia sẻ: "Thời gian biểu của các cháu đổi thế này cũng tốt, dù học sáng hay học chiều cũng đều có thời gian đi lại thoải mái, chứ không cần vội vàng, "sấp sấp ngửa ngửa" đi học như ngày xưa, đường phố không đông đúc thì cũng tránh được tai nạn cho các cháu học sinh, sinh viên".

Chị còn cho biết, với nhiều gia đình có cháu nhỏ, việc đẩy giờ học muộn hơn cũng giúp cho các cháu ngủ thêm một chút, bản thân chị cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho gia đình, bản thân trước khi đến công sở vào lúc 8h.

Vương Tâm


Theo www.baomoi.com

Nu sinh mat tich, gia dinh bi doi bom tin sex

on Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
Một nữ sinh 16 tuổi mất tích đầy bí ẩn trong nửa tháng qua, trong khi đó gia đình của thiếu nữ này liên tục nhận được những cuộc gọi tống tiền và tin nhắn gạ gẫm tình dục của những kẻ bệnh hoạn.
Nữ sinh 16 tuổi bỗng dưng mất tích

Trình bày với P.V, bà Phan Thị Kim Loan (SN 1968, tạm trú đường Thống Nhất, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM - là nữ hộ lý tại trạm y tế P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức) vẫn trong tâm trạng đầy hoảng loạn và lo lắng. Bà Loan cho biết, con gái của bà, cháu Nguyễn Hoàng Kim Ty (SN 1996) đã mất tích bí ẩn trong nửa tháng qua.

Bà Loan cho biết thêm, cháu Ty hiện đang học ngành dược của trường trung cấp Đại Việt (đóng tại đường Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM). Thường ngày sau khi tan trường, khoảng 10h30' cháu Ty về nhà phụ giúp gia đình lo cơm nước, giặt giũ; tuy nhiên đến trưa ngày 24/2, nữ sinh này mất tích bí ẩn cho đến nay.

Nữ sinh mất tích, gia đình bị
Bà Phan Thị Kim Loan (ảnh trái) đang kêu cứu về sự mất tích bí ẩn
của cô con gái Nguyễn Hoàng Kim Ty (ảnh phải )

Trong đơn trình báo đến công an P.Bình Thọ và công quận Thủ Đức, bà Loan cho biết, một người phụ nữ buôn bán gần khu vực trường Trung cấp Đại Việt  thấy cháu Ty lên xe gắn máy của một thanh niên và đi mất.

Không tìm được con, lo sợ con gái bị kẻ xấu dụ dỗ, hãm hại nên bà Loan đã tìm đến các cơ quan công an ở địa phương trình báo. Tuy nhiên từ đó đến nay, sau gần nửa tháng, tung tích của nữ sinh vẫn biệt vô âm tín.

Theo lời bà Loan, thường ngày Ty rất ngoan, lễ phép, không có dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên điều mà bà lo lắng chính là nữ sinh này thường lên mạng Internet để chát, có thể bị một số thanh niên dụ dỗ, bắt cóc, giam cầm…

Khi cháu Ty "biến mất", bà Loan đã nhiều lần gọi vào điện thoại của con gái nhưng có người vừa bắt máy đã cúp ngay, không liên lạc được.

Trong quá trình tự "điều tra" về sự mất tích của cháu Ty, bà Loan tìm thấy số điện thoại của một thanh niên, chính là người chở Ty đi trên xe gắn máy, sau đó biệt tăm cho đến nay.

Khi liên lạc, người thanh niên này xác nhận có chở cháu Ty đi lúc tan trường vào trưa 24/2 nhưng sau đó ở nhà bạn gái của Ty được vài ngày thì nữ sinh này theo một người khác và đi đâu không rõ ?.

Điều làm bà Loan đang hết sức hoang mang, ngoài việc cháu Ty mất tích là những cuộc gọi, tin nhắn tống tiền liên tiếp gửi tới gia đình. Thậm chí đứa cháu ruột của bà cũng nhận được những tin nhắn gạ gẫm chuyện tình dục nam, nữ

Nhiều nghi vấn

Theo bà Loan, khoảng 1 tuần sau khi cháu Ty mất tích, gia đình bà nhận được nhiều cuộc điện thoại từ số 01674804…giọng một người đàn ông. Người này thông báo đang giữ cháu Ty, yêu cầu gia đình chi 5 triệu đồng thì Ty được an toàn ra về. Trước mắt, người đàn ông yêu cầu bà Loan phải nạp card vào 2 số điện thoại mạng Viettel và Vina mỗi đầu số là 500 ngàn đồng theo ý hắn, số tiền còn lại sẽ được thông báo cách thức chuyển sau.
Tuy nhiên lúc này bà Loan yêu cầu được nghe giọng nói của con gái rồi sẽ làm theo mọi yêu cầu nhưng không được kẻ lạ đáp ứng .

"Bà tin hay không thì tuỳ" người đàn ông gằn giọng rồi cúp máy.

Những cuộc điện thoại sau đó, người đàn ông hăm doạ bà Loan rằng: Nếu hắn "sang tay" cháu Ty cho các đối tượng buôn người thì đã nhận được số tiền 8 triệu đồng từ lâu rồi (?). Thậm chí, người này doạ nạt, sẽ đưa cháu Ty sang Campuchia để bán, cho cháu "đi khách" để kiếm tiền….Trong khi bà Loan chưa biết xử lý thế nào thì người đàn ông gọi lại đổi ý…muốn chuộc con, phải chi 8 triệu đồng.

Bà Loan đề nghị cho nghe giọng con gái và vẫn bị từ chối. Đoán biết được việc kẻ xấu, có thể biết thông tin cháu Ty, lợi dụng để "làm tiền" nên bà Loan không thực hiện theo yêu cầu của hắn.

Còn trường hợp cháu Phan Thị Kim Tiên (SN 1995, đang học trường Trung cấp Đại Việt, là cháu gọi bà Loan bằng dì ruột và cùng chung sống với gia đình bà Loan) cũng nhận được những cuộc gọi có nội dung đe doạ tương tự. Đối tượng còn gọi điện thoại cho cháu Tiên thông báo về một địa điểm trên đường Pasteur, Q.3 để nhận cháu Ty về.

Tuy nhiên trong quá trình làm theo hướng dẫn của đối tượng bí ẩn qua điện thoại, cháu Tiên và gia đình bà Loan phải đi đến hàng chục địa điểm tại TP.HCM để nhận lại cháu Ty, nhưng cuối cùng không thấy ai xuất hiện, tung tích của cháu Ty vẫn là một ẩn số.

Chưa dừng lại, sau đó cháu Tiên liên tiếp nhận được những cuộc gọi, tin nhắn từ một số máy lạ gạ gẫm chuyện tình dục. Nội tin nhắn hết sức khiếm nhã: "Vui vẻ phục vụ anh thì anh sẽ chỉ chỗ bé Ty, địa điểm anh sẽ báo cho em biết sau".

Đối tượng này còn gọi điện với giọng điệu của kẻ bệnh hoạn về tình dục; có những lời nói, những âm thanh đầy.. dâm ô.

Theo bà Loan, cứ vào nửa đêm, người đàn ông lạ mới gọi điện, nhắn tin. Số cuộc gọi thì không thể thống kê nổi nhưng tin nhắn trong máy cháu Tiên khoảng 150 tin, còn trong máy của bà cũng vài chục tin

Hiện gia đình bà Loan đang khẩn thiết cầu cứu cơ quan công an sớm làm rõ vụ việc. Được biết hiện đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an Q.Thủ Đức, TP.HCM đã vào cuộc điều tra.
Theo tintuc.xalo.vn

Hoc sinh day som hon, giao thong on dinh

Hôm nay (1/2), Hà Nội chính thức thực hiện việc điều chỉnh giờ học, giờ làm. Theo đó, khối học sinh THPT, sinh viên sẽ vào lớp lúc 7h và tan trường lúc 19h. Học sinh Mầm non, Tiểu học, THCS vào lớp lúc 8h, tan trường lúc 17h. Công chức Nhà nước sẽ bắt đầu làm việc lúc 8h và kết thúc lúc 17h. Phóng viên candonlie ghi nhận tại các trường học, cung đường ....về hoạt động của ngày đầu tiên, giờ học, giờ làm thay đổi.

7h vào lớp, 19h tan trường

Đúng 7h30 sáng nay (1/2), bảo vệ trưởng Tiểu học Đặng Trần Côn A mở cửa đón học sinh. Trước đây vào giờ này, học sinh đã bắt đầu học tiết 1. Cầm trên tay tờ thông báo "Giờ làm việc, học tập của cán bộ nhân viên và học sinh" của trường, chị Nguyễn Thị Hoa cho biết, "nhà trường thông báo chi tiết như thế này là rất tốt, giúp học sinh biết và chủ động trong việc đưa, đón con".

Nhìn bảng thông báo chị Hoa cầm, chúng tôi thấy rõ thời khóa biểu chung trong ngày của trường là: 7h30 phút mở cổng trường đón học sinh; 7h45 phút tập trung học sinh tập thể dục buổi sáng hoặc truy bài trên lớp; 8h vào tiết 1; 8h45 phút vào tiết 2; 9h25 phút ra chơi; 9h45 phút vào tiết 3; 10h30 phút vào tiết 4; 11h10 tan học buổi sáng. Nghỉ trưa từ 11h10 đến 14h15 phút (trong khoảng thời gian này, học sinh bán trú sẽ ăn trưa, ngủ trưa, ăn quà chiều). Buổi chiều mở cổng trường (đón học sinh không bán trú) lúc 14h15 phút; 14h30 phút vào tiết 5; 15h55 phút ra chơi; 16h20 học tiết 7; 17h tan học chiều; 17h30 đóng cổng trường.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủ Lệ cho biết, sau khi nhận được thông báo của Phòng Giáo dục quận Ba Đình, nhà trường đã triển khai đến các cán bộ, giáo viên và lập thời khóa biểu cho phù hợp với giờ học mới. Chính các em học sinh cũng tự lên kế hoạch cho mình khi giờ học có sự điều chỉnh.

Học sinh trường THCS Việt Nam – Angiêri đến trường lúc 7h55 phút.

Lúc 7h50 phút tại cổng trường THCS Việt Nam – Angiêri, em Nguyễn Tuyết Mai, học sinh lớp 8 cho biết, "hôm nay em đến trường muộn hơn 30 phút so với trước dù vẫn giữ nếp cũ là dậy từ 6h30 phút. Trong khi đợi đến giờ đi học, em lấy bài cũ ra ôn". Trong khi đó, cô nữ sinh lớp 11 Nguyễn Khánh Hà thì cho biết, em học buổi chiều nên mãi 14h mới vào lớp. "Cháu lo nhất là tan học lúc 19h, trời tối nên đi lại cũng ngại", Linh nói.

Đường đi lối lại thông thoáng hơn

Trước đây, cứ vào khoảng 7h15 phút – 7h25 phút, đường Nguyễn Quý Đức, đoạn qua cổng trường Tiểu học Đặng Trần Côn A luôn trong tình trạng ùn ứ giao thông. Hôm nay, từ lúc 7h45 – 8h, việc đi lại tại đây khá dễ dàng. Nguyên nhân được xác định là do nhiều phụ huynh đưa con đến từ lúc 7h30 để còn kịp đến cơ quan làm việc lúc 8h.

Học sinh trường Tiểu học Đặng Trần Côn A đến lớp trong buổi sáng 1/2.

Trường Tiểu học Ba Đình lịch vào học vẫn giữ nguyên, chỉ có thay đổi giờ tan trường từ 16h30 thành 17h. Anh Tạ Tuấn Anh có con học ở đây cho biết: "Tôi 8h15 mới vào giờ làm việc nên đưa con đi học rồi lang thang ở đây một lúc mới đi làm cho đỡ tắc. Buổi sáng các cháu không phải dậy quá sớm, chiều về cùng lúc với giờ tan tầm của bố mẹ, nếu bố mẹ chưa đón kịp thì cháu có thể chơi ở sân trường". Nhiều phụ huynh vì thay đổi giờ làm nên sau khi đưa con đến Trường Tiểu học Ba Đình đã đứng tụm lại chuyện trò chờ đến giờ mới ra đường cho khỏi đông.

8h ngày 1/2, Trung úy Đồng Văn Bắc, Đội CSGT số 7, phòng CSGT, Công an Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi cho chúng tôi biết: Giờ cao điểm sáng này mật độ phương tiện qua lại có vẻ bớt dày đặc hơn so với trước. Chiều từ Nguyễn Xiển ra Khuất Duy Tiến; từ Nguyễn Trãi (phía Ngã Tư Sở) ra Hà Đông mật độ phương tiện giảm hẳn. Còn chiều Nguyễn Trãi (phía Hà Đông) vào Ngã Tư Sở thì vẫn như bình thường. Cũng đang trong giờ cao điểm buổi sáng nhưng nút giao thông ngã tư Đại Cồ Việt tương đối thông thoáng.

Có mặt ở nút giao thông trọng điểm Hoàng Hoa Thám- dốc Tam Đa lúc 7h30 sáng 1/2, chúng tôi thấy lượng phương tiện bắt đầu tăng. Thường ngày, đây là nút giao thông xảy ra ùn tắc khá lớn do trùng vào giờ đưa trẻ đến trường của Trường tiểu học Ba Đình.

... nút giao thông Văn Cao kéo dài.

Theo đồng chí Phùng Đức Hiếu, Đội CSGT số 2 đang điều khiển phương tiện giao thông ở đây thì từ sáng sớm đến 7h30 đường khá vắng. Phương tiện bắt đầu tăng khi đồng hồ điểm sang 7h40 phút. Từ dốc Tam Đa đến Trường Tiểu học Ba Đình bị ùn ứ vì đây là thời điểm phụ huynh đưa con đến trường đông nhất. Lực lượng CSGT hướng dẫn phân luồng cho phương tiện đi vào đường Thụy Khuê nhưng nhiều phương tiện không chấp hành. Và thời gian ùn ứ càng bị kéo dài thêm. Đến hơn 8h, nút giao thông Hoàng Hoa Thám - dốc Tam Đa mới hết ùn tắc và trở lại thông thoáng.

Tuy nhiên, tại nút giao thông Văn Cao kéo dài thì phương tiện vẫn khá đông đúc trong ngày đầu thay đổi giờ học, giờ làm. Từ 7-8h sáng, phương tiện qua đây đông nườm nượp. Tuy không tắc bằng thường ngày nhưng thời gian ùn lại kéo dài hơn. Theo đồng chí Nguyễn Văn Thành, cán bộ tự quản phường Thụy Khuê thì so với mọi ngày, hôm nay phương tiện vẫn không giảm.

Phân luồng giao thông sáng 1/2 tại...

Trong sáng ngày 1/2 tại nút giao thông Văn Cao- Thụy Khuê không xảy ra tắc. "Tuy nhiên chúng tôi không nhận định được lúc nào sẽ ùn tắc nên phải ứng trực. Lo nhất là chiều tối vì giờ tan học và tan tầm cùng một lúc, mật độ phương tiện sẽ rất đông, chúng tôi đã có phương án đảm bảo giao thông".

Văn Cao kéo dài là nút giao thông khá phức tạp khi cầu vượt Hoàng Hoa Thám chưa xây dựng xong nên tất cả phương tiện đều đổ về đường Thụy Khuê và nút giao thông Văn Cao- Thụy Khuê. Vào giờ cao điểm ở đây thường xuyên xảy ra ùn tắc. Vì thế mà ở đây luôn có 4 cán bộ Công an phường Thụy Khuê và 1 đồng chí CSGT tổ chức phân luồng.

Theo Trung úy Nguyễn Gia Huy, Đội CSGT số 2 thì: "Ra Tết đường vẫn còn vắng, nên trong buổi sáng nay không xảy ra tắc đường. Nhưng chúng tôi cũng không chủ quan mà luôn hướng dẫn phân luồng để người dân đi đúng làn đường, đảm bảo giao thông không bị ùn ứ kéo dài".

Thay vì ra đường lúc 6h30 thì lực lượng CSGT phải làm việc sớm hơn nửa tiếng và lùi thời gian ứng trực lại. Tuy nhiên ở Hà Nội đã xảy ra tắc đường trên một số tuyến trong sáng 1/2. Hơn 7h sáng tuyến đường Xuân Thủy- Cầu Giấy đã bị ách tắc, nghiêm trọng nhất là đoạn từ Trường Đại học Thương mại lên đến Cầu Giấy. Từ 7h30 đến 8h nút giao thông Bưởi cũng khá phức tạp khi lượng phương tiện tăng.

Chị Nguyễn Phương Nga ở phường Bưởi cho biết: "Thường ngày Trường mầm non Bình Minh đón trẻ từ 7h5 phút, nhưng hôm nay thay đổi thành 7h30, khi tôi đưa cháu xong đi làm qua nút Bưởi - Hoàng Quốc Việt đã đông phương tiện và bị ùn khá lâu".

Giao thông trong ngày đầu tiên thay đổi giờ học, giờ làm có phần thông thoáng hơn, nhưng để đánh giá phương án này có khả quan hay không thì phải chờ những ngày sắp tới


Theo www.baomoi.com

Tay khong che, ta hoc van hoa ngon cua Tay

on Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Giới trẻ ngày càng muốn độc lập với cha mẹ

Tây không chê, ta học văn hoá ngọn của Tây? -

THÔNG

Tây không chê, ta học văn hoá ngọn của Tây?
Giới trẻ ngày càng muốn sống độc lập với cha mẹ. Ảnh minh hoạ. Nguồn socola.vn

Thành viên Phan.thao trên một diễn đàn cho biết: Mình không cổ xuý cho cô con gái trong bài viết này (Chê mẹ quê, con du học về nước ra khách sạn ngủ), nhưng mình cảm thấy cha mẹ nên tôn trọng cuộc sống và chọn lựa của con cái.

Thời bây giờ nuôi con khôn lớn thành tài là đã xong phần làm cha làm mẹ, còn nó sống như thế nào, ở đâu, cưới ai, làm việc gì bản thân nó đã đủ lớn để chịu trách nhiệm. Mình không thích cha mẹ cứ bắt ép con cái phải thế này thế nọ, phải về VN sống, phải ở cùng cha mẹ dù đã đủ lông đủ cánh. Cha mẹ không thể giữ con cái ấp ủ trong lòng được. Mỗi người chỉ sống một lần, hãy để con mình sống cuộc sống mà nó muốn.

Còn Bella Pierre nói: Mình lâu lắm rồi không về Việt Nam, nhưng nếu về thì cũng muốn ra khách sạn ở. Lý do: Ở nhà rất chật, không có chỗ cho mình. Mình sống ở nước ngoài từ rất lâu rồi. Phòng mình giờ thành phòng của thằng em. Mình về ở đấy thì nó phải đi dọn cái gác xép để nằm!

Mình đi lâu lâu mới về, muốn gặp gỡ bạn bè, đi thăm hỏi người thân, luôn có lịch sinh hoạt chệch với cả nhà. Một hai ngày còn được chứ cả tuần hay mấy tuần là hành xác cả gia đình. Mình muốn đi sớm, muốn về muộn hoặc ngược lại, mình cảm thấy tự do hơn nếu mình có chỗ ở của mình, không phải phiền đến mọi người.
Mình không nghĩ là ở cùng thì là gần gũi hơn là ở xa. Khi ở nước ngoài, mình vẫn nói chuyện với người nhà hàng ngày, thậm chí có khi cả mấy lần một ngày. Thỉnh thoảng bố vẫn sang chơi. Em mình cũng thế. Không thấy có cảm giác sống xa nhà. Nếu mình về VN thì phần lớn là vì muốn đi thăm lại nơi chốn xưa, gặp mặt những người lâu nay mình muốn gặp chứ không nhất thiết chỉ là gặp gia đình.

Bella Pierre nhấn mạnh: Các bác có con đi học hay sống xa về thì cũng nên thông cảm. Nghĩ thoáng một chút thì sẽ không thấy bực. Có câu "xa thơm gần thường". Khác nhau cả một thế hệ đã đành, mà khi đi xa, phần lớn các em đã phải thay đổi để hoà nhập với cuộc sống mới.

Việt kiều và Tây thèm lối sống cộng đồng

Nếu như một số bạn trẻ đi nước ngoài về vẫn ưa thích sự độc lập thì trái lại, một bộ phận Việt kiều và người nước ngoài khi đến VN lại tỏ ra thích thú cảnh nhà chật, đông người hơn cảnh ở khách sạn.

Tây không chê, ta học văn hoá ngọn của Tây?
Tuy sống độc lập nhưng tình cảm của gia đình Tây vẫn gắn bó. Nguồn: Tin tức.

Bạn orchid81 kể: Hai thằng cháu họ nhà em, một đứa lớp 10, một đứa lớp 6, toàn sinh ra ở Mỹ nhưng cực dễ thương nhé. Về VN nhà chật, phải trải nệm nằm dưới đất chung phòng với anh họ mà thích lắm, bảo là "Ở VN vui quá, được ngủ chung với anh, nói chuyện với anh". Có lúc không nói được bằng tiếng Việt thì nói tiếng Anh và khen anh họ thật giỏi vì hiểu được chúng nó nói gì. Đi ra đường chơi toàn đòi đi xe máy, không thích đi bằng taxi (thích cảm giác mạnh), đi dọc đường thì tập đọc tên các bảng hiệu. Ăn món gì mẹ em nấu cũng đưa hai ngón tay cái lên khen "ngon số 1". Nhận được lì xì 200 ngàn nhảy tưng tưng vì tưởng nhiều lắm. Tết xong kiểm tiền, khoe con giàu rồi, lần sau có tiền về VN chơi nữa rồi.

Thành viên midan lấy chồng là người nước ngoài chia sẻ: Người nước ngoài không phải ai cũng thấy bất tiện hay khó khăn khi ở chung nhà với người VN đâu (tất nhiên là không phải sống chung trong thời gian dài). Họ chẳng chê bai hay thấy gì ghê gớm với chuyện nhà nhỏ, nóng, đông người hay thậm chí là ngồi ăn chung mâm dưới đất đâu.

Chồng mình dù là Tây nhưng có nhiều cái giống y chang vợ. Hồi quen nhau, chồng ở nhà mình cả ngày, chỉ có tối là về khách sạn ngủ. Có hôm mình đi làm về thì thấy đang nằm trong buồng (phía sau bàn thờ) coi tivi với 2 em mình, trên cái nệm trải dưới đất. Bà nội mình còn kể là có hôm mình đi làm xong thì thấy "ku" đi bộ tới nhà, vì trời nắng chang chang, lại không nón nải gì nên người đổ mồ hôi. Mình hỏi là sao không ở khách sạn có máy lạnh cho mát thì "ku" nói là "thôi, thích ở nhà em hơn, vừa nói chuyện với bà nội hay ba em, vừa chờ em đi làm về. Ở khách sạn chán lắm, anh không thích. Với lại, anh thích ngồi ăn cơm dưới đất với nhà em".
Cho nên, nếu nói ở nước ngoài một thời gian rồi ảnh hưởng văn hoá, lối sống của Tây rồi về VN lại thay đổi thì không chính xác cho lắm, người nước ngoài cũng tuỳ người. Họ trân trọng tình cảm gia đình chẳng khác gì người Việt, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất sâu sắc và gắn bó. Điểm khác biệt là họ thường độc lập và tự chủ trong các quyết định liên quan đến bản thân và cuộc sống của họ, nhưng không có nghĩa là lạnh lùng hơn hay ít gần gũi hơn với bố mẹ và gia đình.

Thành viên Hn70486 cũng tỏ ra đồng tình: Tôi cảm giác nhân vật trong bài ấy, nó là người học văn hoá Tây ngọn chứ không học gốc nhé. Tây ấy, nó thích khám phá lắm, thích xem gia đình ra sao, chứ mẹ trông đợi thế mà đi du lịch thì văn hoá này không phải là văn hoá Tây. Tôi sống bao năm ở đây, tôi thấy hay nhất là Tây rất giản dị, cho dù nó giàu, nhưng nó đã đi với mình là bắt chước mình để hoà nhập.

Các bà mẹ cứ cho con đi du học, nó học cái mới, nhưng hãy dạy nó chọn bạn tốt mà chơi. Tôi tin là một nước văn minh không thể làm hỏng con các mẹ, chỉ sợ học văn hoá lởm khởm, hay chính đứa trẻ không tiếp xúc, chỉ nhìn bề nổi để hành xử. Tôi có thấy những người Tây nghỉ làm dài ngày để chăm bố mẹ ốm. Đừng nghĩ Tây không có tình người, có thể xã hội người ta làm cho mình tưởng họ không để ý đến ai, nhưng đó là bề nổi thôi.

  • Thanh Mai (tổng hợp)
Theo tintuc.xalo.vn

Top 25 thu vien truong Dai hoc dep nhat the gioi (Phan I)

(Dân trí) - Không đơn thuần là những phòng "chứa sách" đồ sộ, các thư viện với đủ mọi kiến trúc độc đáo, tráng lệ, từ cổ kính tới hiện đại, khiến bạn dễ dàng bị "mê hoặc".

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
1. Thư viện tổng hợp trường ĐH Coimbra, Coimbra, Bồ Đào Nha

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
2. Thư viện Beinecke, trường ĐH Yale, New Haven, Hoa Kỳ

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
3. Thư viện trường ĐH Salamanca, Salamanca, Tây Ban Nha

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
4. Thư viện trường The Trinity College, Dublin, Ai len

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
5. Thư viện trường St. John's College thuộc ĐH Cambridge, Cambridge, Vương quốc Anh

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
6. Thư viện Ngữ văn trường Free University, Berlin, Đức

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
7. Thư viện trung tâm trường ĐH Công nghệ Delft, Hà Lan

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
8. Phòng đọc thư viện The Harper, trường ĐH Chicago, Chicago, Hoa Kỳ
Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
9. Thư viện Frederick Ferris Thompson Memorial, trường ĐH Vassar, Poughkeepsie, Hoa Kỳ

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
10. Thư viện George Peabody, ĐH Johns Hopkins, Baltimore, Hoa Kỳ
Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
11. Thư viện trường Queen's College thuộc ĐH Oxoford, Oxford, Vương quốc Anh

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
12. Thư viện Wren, trường Trinity College thuộc ĐH Cambridge, Cambridge, Vương quốc Anh

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)

Top 25 thư viện trường Đại học đẹp nhất thế giới (Phần I)
13. Thư viện Duke Humfrey's thuộc thư viện Trung tâm Bodleian, ĐH Oxford, Oxford, Vương quốc Anh
(Còn tiếp)
H.P
(Tổng hợp)
Theo tintuc.xalo.vn