Toi lai buon khi con tu lap

on Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Diem thi 24h | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | download |

- Từ nước Đức, bạn đọc Phan Hà Anh chia sẻ cảm xúc về sự mất mát khi con tự lập quá sớm.
Tôi lại buồn khi con tự lập



NHỮNG BÀI VIẾT KHÁC CỦA BẠN ĐỌC



Tôi lại buồn khi con tự lập
Nhưng tôi đã mất đi cảm giác được ôm con ngủ, được vuốt ve con, được hít thở mùi của con. Điều này làm tôi rất ân hận. Nếu có cỗ máy thời gian cho phép quay lại quá khứ thì tôi sẵn sàng cho con tôi ngủ cùng. Nguồn ảnh: Getty Image.

Tôi đang sống tại Đức, lấy chồng người Đức, chúng tôi có một cô con gái năm tuổi và một cậu con trai hai tuổi rưỡi. Trước và sau khi sinh con tôi đọc rất nhiều sách về nuôi dạy trẻ em rồi đặt ra cho mình công thức trong việc nuôi dạy con cái.

Nguyên tắc đầu tiên phải nghiêm khắc, nguyên tắc thứ hai là phải kiên trì, nguyên tắc thứ ba là không được vượt giới hạn...

Vì thế trong những năm đầu tiên làm mẹ tôi cảm thấy rất vất vả để đi theo đúng những nguyên tắc đó, và tôi cảm giác như mình đang làm tổn thương cô con gái bé nhỏ của mình.

Khi con gái tôi lên ba, cái độ tuổi đầy bướng bỉnh thì giữa hai mẹ dường như có một cuộc chiến không cân sức, vì vũ khí của trẻ con chỉ là nước mắt.

Có lần hai mẹ con đi siêu thị, con gái tôi đòi ăn kem nhưng tôi nhất định không mua, nó khóc mãi cho đến khi về tới nhà. Mặc dù từ nhỏ con gái tôi đã ngủ phòng riêng, bỗng dưng một hôm nó muốn được ngủ cùng bố mẹ nhưng tôi đã bắt con về phòng mặc cho con khóc.

Rất nhiều việc xảy ra trong thời gian qua, khiến tôi luôn day dứt mỗi lần nghĩ lại. Không ít lần tôi khóc vì ân hận, vì thương con, tự rủa xả mình vì những nguyên tắc cứng nhắc ấy. Không ít lần tôi tâm sự với chồng rằng: em không phải là một bà mẹ tốt.

Thế rồi sau khi tôi sinh đứa thứ hai, tôi chợt nhận ra rằng mình đang áp dụng một cách thiếu khoa học trong việc nuôi dạy con cái.
Tôi không gặp vấn đề khó khăn trong việc huấn luyện ngủ đêm cho con trai bởi vì ngay sau khi rời bụng mẹ cho đến bây giờ cháu ngủ rất ngoan, thông đêm đến sáng.

Nhưng tôi đã mất đi cảm giác được ôm con ngủ, được vuốt ve con, được hít thở mùi của con. Điều này làm tôi rất ân hận. Nếu có cỗ máy thời gian cho phép quay lại quá khứ thì tôi sẵn sàng cho con tôi ngủ cùng.

Đã từ lâu, tôi xoá bỏ đi mọi nguyên tắc cứng nhắc của mình. Giờ đây, tôi sẵn sàng mua kem cho các con tôi nếu chúng muốn, nhưng kèm theo một điều kiện, hôm nay các con ăn kem rồi thì ngày mai không được ăn nữa.

Thỉnh thoảng tôi cho con thức muộn để xem bộ phim hoạt hình mà nó thích nhưng "ngày mai con vẫn phải dậy sớm để đi học". Tôi đối xử với các con tôi không phải ở vai trò một người mẹ thích ra lệnh, mà tôi cố gắng làm sao để trở thành bạn của con mình.

Trước đây, mỗi khi con tôi ngã, tôi để con tự đứng lên đi tiếp, bây giờ tôi đưa tay ra đỡ chúng đứng dậy, xoa chỗ đau cho chúng, nhưng tôi quở "Vì con đi không cẩn thận mới ngã, lần sau con phải chú ý hơn". Cha mẹ là nơi cho con cái dựa dẫm và tìm đến mỗi khi chúng  gặp khó khăn hay bị tổn thương vì thế đừng quá nguyên tắc mà tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.

Cho dù tôi muốn làm hộ con tôi nhiều đến đâu đi chăng nữa nhưng một ngày nào đó chúng sẽ bước đi bằng chính đôi chân của mình. Cho dù tôi muốn đút cho con ăn mãi cũng không được, một ngày nào đó chúng sẽ tự cầm thìa, dao, dĩa, đũa để gắp thức ăn cho vào miệng.

Con gái tôi bắt đầu vắng nhà thường xuyên hơn trước, lúc thì đi học cái này, học cái kia, lúc thì đến nhà bạn chơi. Khi con trai tôi bắt đầu bỏ bỉm, mỗi khi nó ngồi trên toillet, tôi hay cầm tay nó nhưng bây giờ nó bảo: "Mẹ làm ơn đi ra ngoài và đóng cửa lại".

Cách đây mấy tháng, khi đi học về mẹ vẫn cởi quần áo hộ, nhưng giờ nó bảo "Con tự cởi được". Trẻ con, đặc biệt trẻ con ở nước ngoài, phát triển về tính tự lập rất nhanh, chúng có khả năng tự thích nghi và làm chủ bản thân khá sớm.

Điều này thực ra cũng khá bình thường đối với người nước ngoài nhưng đối với người Việt Nam thì nó hơi mới mẻ. Có thể một phần theo gen và một phần cũng do môi trường giáo dục.

Đôi khi tôi vẫn còn cảm thấy ngỡ ngàng khi thấy con mình trở thành người lớn nhanh quá. Hai cháu rất có ý thức, biết giúp đỡ bố mẹ, tôn trọng mọi người xung quanh, nhưng cũng không kém phần hiếu động.

Tôi đã đọc cuốn sách của mẹ Hổ, tôi nghĩ bà thành công với cách nuôi con mà bà lựa chọn. Tôi chắc chắn mình không bao giờ có đủ cam đảm làm được như bà, vì tôi muốn con tôi có một tuổi thơ bình thường như chúng bạn.

  • Phan Hà Anh (Đức)

Theo tintuc.xalo.vn

Olympic tieng Anh An tuong voi hoc sinh truong Ams

Giao duc | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | download | xem phim kinh di hay nhat |

(GDVN) - Không đạt giải cao nhất nhưng nhiều bạn thi Olympic tiếng Anh rất thoải mái và coi đây là sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh.

Vòng chung kết Olympic tiếng Anh do Sở GD&ĐT và Trung tâm GD&ĐT Apollo tổ chức ngày 8/1 đã khép lại để lại nhiều dư âm trong lòng phụ huynh, thí sinh. Sau 3 phần thi căng thẳng, sôi động và thú vị, 24 bạn thí sinh đã có những trải nghiệm bổ ích và học hỏi được nhiều bài học bổ ích.

Không run bằng thi học kỳ

Mặc dù 8h bắt đầu cuộc thi, nhưng từ 7h đã thấy đông đảo gia đình và bạn bè đến cổ vũ động viên cho những thí sinh trong vòng thi chung kết này.

Ngay từ sáng sớm, mặc dù chưa đến giờ khai mạc chương trình, nhưng phụ huynh, bạn bè thí sinh đã đến để động viên tinh thần

Cô Hoàng Thùy Dương (mẹ của Nguyễn Hương Trà, 10 Anh 1, trường THPT Amsterdam) cho biết: " Trà dậy từ 6h để giục mẹ đi sớm để gặp các bạn trong nhóm đề bàn thêm về phần thi hôm nay. 7h hai mẹ con đã có mặt ở đây, trước khi bước vào chung kết, Trà rất thoải mái, vui vẻ, chứ không có bất kỳ lo lắng hồi hộp gì cả".

Còn Trà thì vui vẻ, nhanh nhảu nói: "Không thấy run vì đến với cuộc thi vui là chính, chứ không đè nặng thắng thua ạ".

Nguyễn Hương Trà 10 Anh1, Ams (người thứ 3 từ trái sang) luôn thoải mái, hết mình trong các phần thi

Mặc dù không giành giải cao nhất, nhưng Nguyễn Hoàng Sơn (10 Anh1, THPT Amsterdam) ở đội WOA đồng giải 3 với tổng điểm 77,3/100 tươi cười chia sẻ: "Em và đội em không thấy buồn hay hối tiếc gì trong phần thể hiện ngày hôm nay. Em thấy khả năng làm việc nhóm của đội em rất tốt, thời gian chuẩn bị gấp quá nên cả nhóm có mấy tối để bàn bạc, chuẩn bị phần thuyết trình". Sơn còn cho biết thêm là vì các bạn đều phải đi học nên chỉ có tối thứ 6, thứ 7 mới tranh thủ nói chuyện hội ý qua mạng được.

"Lúc thi em không hề thấy run hay hồi hộp tí nào, thi học kỳ còn thấy lo lắng hơn ạ. Em thấy cuộc thi này thoải mái nên em tâm lý khá tốt, chủ yếu là vui vẻ, thử sức mình thôi", Sơn dí dỏm trả lời.

Nguyễn Hoàng Sơn (10Anh2, Ams) đang thuyết trình về tên nhóm của mình

Còn Đàm Ngọc Kim Anh (11 Anh 1, THPT Ams) là thí sinh cao điểm nhất vòng chung khảo 97/100 điểm không buồn vì đội BTW của mình chỉ về 3 với tổng điểm 73, 9 điểm. Kim Anh chia sẻ: "Cũng thấy bình thường ạ, vì đến với cuộc thi này em cũng như các bạn trong đội xác định rèn luyện, cọ sát học hỏi là chính, chứ không quá quan trọng chuyện thắng thua ạ. Đối với em, em đội em làm việc khá tốt mặc dù hôm nay mới gặp nhau lần đầu, chỉ làm việc qua yahoo hay điện thoại".

Kim Anh thấy tự tin nhất phần thi hùng biện, còn phần hai ghi nhớ hình ảnh Kim Anh nhận thấy đội chưa được ăn ý cho lắm vì chưa bàn kỹ với nhau nên chỉ được 22/30 từ vựng. "Nhưng mọi người cũng rất thoải mái, nếu có thời gian nhiều hơn sẽ tốt hơn rất nhiều. Những gì có thể làm bọn em đã làm hết rồi, đã cố gắng hết sức khả năng của mình", Kim Anh chia sẻ.

Kim Anh 11 Anh1, Amsterdam (người đầu tiên bên phải) khá tự tin về phần thuyết trình của nhóm mình và không thấy hối tiếc trong ngày thi hôm nay vì cả nhóm đã cố gắng hết sức mình

Đánh giá về các phần thi, Sơn thấy "khó nhai" nhất phần nghe 5 tình huống và 10 câu hỏi từ đối thoại trực tiếp trên sân khấu của hai người bản ngữ. "Phần thi này rất căng thẳng, đòi hỏi phải tập trung cao độ thì mới có thể nghe và trả lời câu hỏi hoàn chỉnh được. Nghe khó và khó nhớ các ý", Sơn cho hay.

Bạn nào cũng xuất sắc

24 thí sinh xuất sắc trong vòng thi chung kết lần này được chọn ra từ 4020 bạn từ vòng chung khảo. Với sự tự tin đứng trên sân khấu, thể hiện cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết và các kỹ năng quan trọng khác như làm việc nhóm, tập trung, tư duy logic, ghi nhớ…24 bạn thí sinh đã thể hiện rất tuyệt vời trước sự chứng kiến của hơn 100 khán giả trong hội trường.

Nhận xét về thí sinh năm nay, Bà Phan Thị Hoàng Hoa, Giám đốc Apollo English chia sẻ: "Vòng chung kết năm nay đã thành công tốt đẹp với những phần thi ấn tượng. Các em học sinh đã thể hiện mình một cách xuất sắc với một nền tảng kiến thức vững. Bản thân tôi thấy vô cùng bất ngờ với tinh thần làm việc đồng đội, kỹ năng thuyết trình và sự nhanh nhậy của các em".

Chứng kiến từng phần thi gay cấn, sôi động và không kém phần thú vị, mẹ của Nguyễn Hương Trà nhận xét: "Thật sự cô thấy các em quá giỏi, khá nhanh nhạy, đoàn kết trong nhóm để hoàn thành các phần thi khá tốt. Cô nghĩ đây là cuộc thi bổ ích và rất là hay dành cho các em học sinh.

Cuộc thi này rất bổ ích và rèn luyện nhiều kỹ năng cho các em. Như Trà tự tin hơn đứng trên sân khấu không còn mất bình tĩnh nữa. Đây là cuộc thi nghiêm túc, giúp các em tăng khả năng làm việc nhóm"

Còn cô Nguyễn Lan Anh (mẹ của Đỗ Doãn Đức, THPT Việt Đức) chia sẻ: "Ấn tượng với các em học trường Amsterdam vì khả năng nhanh nhạy, sáng tạo. Riêng bản thân Đức thì trưởng thành, hòa đồng hơn khi tham gia những cuộc thi như thế này".

Cô Nguyễn Lan Anh (mẹ của Đỗ Doãn Đức - nhận được giải nhất) vui mừng chia sẻ rằng Đức trưởng thành hơn qua những cuộc thi như thế này

"Em thấy bạn nào cũng xuất sắc, giỏi thì mới lọt được vào top 24/4020 thí sinh chứ. Khả năng nghe nói của các bạn rất ấn tượng. Em cần phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa về cả tiếng anh và các kỹ năng khác. Em không chắc năm sau có tham gia nữa không, nhưng em sẽ cố gắng hết sức để thử sức", Sơn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi sao giảng đường

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội


Theo www.baomoi.com

Du hoc sinh Viet leo cot mỡ trong Le tien mua Dong

on Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Kinh Doanh | download | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết |

(Dân trí) - Các du học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại thành phố Irkutsk, (LB Nga) háo hức tham gia các trò chơi dân gian của xứ Bạch Dương và đón Lễ tiễn mùa đông theo cách riêng của mình.

Lễ hội truyền thống Maslenhitsa, hay còn được gọi là "Lễ tiễn mùa đông", là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ và khó quên nhất đối với người dân xứ sở Bạch Dương. Diễn ra từ ngày 20 đến 26/2, đây là thời điểm mà mọi người dân Nga được phép nghỉ ngơi và vui chơi suốt tuần. Người ta cho rằng ai đón lễ Maslenhitsa một cách buồn rầu sẽ không gặp được may mắn trong suốt cả năm tới.

Các bạn sinh viên năm 1 trường Đại học quốc gia Irkutsk đã theo cô giáo người Nga tham gia lễ hội đốt bù nhìn rơm, trèo cột mỡ, ăn bánh Blin (1 loại bánh truyền thống của Nga). "Năm nay cột mỡ thấp hơn mọi năm, nên mình cũng đã cố thử trèo để lấy quà, nhưng khó quá. Có lẽ hẹn năm sau vậy", Văn Hải hào hứng kể.

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông
Lễ tiễn mùa Đông là ngày hội được mong chờ nhất trong năm đối với những người dân Nga


"Còn mình thì chỉ thích những cô gái trong trang phục truyền thống của nước Nga thôi", cậu bạn Văn Phương cười nói.

Còn các sinh viên năm thứ 5, độc lập hơn, đã tự tổ chức 1 buổi dã ngoại ở thị trấn Litsvianka, gần thành phố. Tại đây, người dân đã dựng lên những toà thành bằng băng tuyết, những cầu trượt bằng băng, tổ chức những trò chơi dân gian… trên chính mặt hồ Baical - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.

Tùng Đinh, một trong những thành viên của buổi dã ngoại, hào hứng kể: "Mình đã tham gia tất cả các trò chơi ở đây. Thích nhất là trò lòng chảo bằng băng. Bạn chỉ có thể đi vào mà không thể ra được, trừ khi có người giúp đỡ kéo bạn ra".

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông
Các du học sinh Việt Nam vui vẻ tham gia vào các trò chơi trong Lễ tiễn mùa Đông


Tại một nơi mà mùa đông lạnh giá kéo dài tới tận 7 tháng, Lễ tiễn mùa Đông, chào đón mùa xuân chính là lễ hội được mong chờ nhất trong năm đối với những người dân Nga, và cả với những du học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại đây.
Một số hình ảnh của du học sinh Việt Nam trong Lễ tiễn mùa Đông:

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông


Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông



Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông

Du học sinh Việt leo cột mỡ trong Lễ tiễn mùa Đông

Ngân Giang (Từ LB Nga)

Ảnh: Tùng Đinh- Văn Huấn

Theo tintuc.xalo.vn

Quang cao nhap nhang, hoc vien lanh du

Kinh Doanh | download | video converter | download winrar | download winzip | Phan mem diet virus |

SGTT.VN - Ngày 30.12.2011, bộ Giáo dục và đào tạo đã ra quyết định cảnh cáo, xử phạt bốn cơ sở: viện Kế toán quản trị doanh nghiệp (IABM), công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục (ERC) Việt Nam, công ty TNHH ILA Việt Nam, và công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam (đều có trụ sở tại TP.HCM).

Học viên tụ tập tại cơ sở của Raffles Việt Nam (117 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận) sáng 6.1 để yêu cầu cho biết hướng giải quyết hậu quả sau khi bị đình chỉ chương trình đào tạo cao đẳng trái phép. Ảnh: Nh.T

Mặc dù giấy phép được cấp chỉ có chức năng đào tạo nghiệp vụ hay dạy nghề ngắn hạn, các cơ sở này đều tổ chức liên kết với một số chương trình nước ngoài đào tạo trình độ cao đẳng, cử nhân, thậm chí thạc sĩ! Đây không phải là lần đầu tiên những sai phạm kiểu đó bị phát hiện.

Trước đó ít lâu, gần 300 sinh viên theo học chương trình liên kết giữa một trường cao đẳng nước ngoài với trường quốc tế Mỹ Việt thuộc công ty cổ phần quốc tế Mỹ Việt (AVIS) trụ sở ở Tân Bình, TP.HCM một phen hoảng hốt vì chương trình bị phát hiện là đào tạo… chui. Dưới áp lực của dư luận và sinh viên, ông chủ AVIS liền sang sinh viên cho một đơn vị khác, cũng danh nghĩa liên kết với một đại học Mỹ. Mức học phí từ 1.000 USD sau khi "sang tay" đã được nâng lên 5.600 USD. Tuy nhiên, ngay sau đó, sinh viên thêm một lần bất ngờ vì chương trình này tiếp tục không có giấy phép.

Sau khi đóng 2.000 USD và mất đến hai năm, học viên trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế (công ty đào tạo tin học viễn thông Trí Việt) ở quận 10, TP.HCM tá hỏa khi biết chương trình liên kết với Aptech Ấn Độ chưa được cấp phép, thế là đành ngậm ngùi nhận chứng chỉ thay vì bằng cao đẳng như quảng cáo trước đó.

Đến thời điểm này, công ty TNHH đào tạo Úc Việt (quận 10, TP.HCM) vẫn quảng cáo chiêu sinh kiểu "100% (học viên) có việc làm tại Úc và cơ hội được hoàn học phí thông qua chương trình làm ngoài giờ với mức thu nhập lên đến 21.000 USD/năm và tiến tới cơ hội định cư tại Úc…", và học phí cho những chương trình học nghề trong vòng một năm lên tới 12.000 – 14.000 USD. Ông Thanh Nhân, phụ huynh của một học viên tại đây cho biết, với nội dung quảng cáo như vậy cộng thêm việc nhà trường thu trước lệ phí visa và vé máy bay một chiều đi Úc trong học phí ban đầu, nhiều học viên lầm tưởng cứ đóng tiền học chương trình này là chắc chắn được đi Úc làm việc hay học chuyển tiếp lên trình độ cao hơn. Học viên Nguyễn Thị Thu Cúc nhà ở Biên Hòa cho hay, trong hợp đồng đào tạo nhà trường còn cam kết "học viên sẽ được hoàn 100% học phí sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chính phủ Úc mà không xin được visa du học" và "hỗ trợ chứng minh tài chính", nhưng khi visa bị Chính phủ Úc từ chối thì học viên chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt, còn nhà trường thì phủi bỏ trách nhiệm. "Nếu chỉ học nghề một năm lấy chứng chỉ, cho dù chứng chỉ ngoại đi nữa, cũng đâu việc gì phải mất tới 13.990 USD", Thu Cúc bức xúc nói.

Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bà Hoàng Thị Mai Thảo – đại diện công ty đào tạo Úc Việt nói rằng thỏa thuận "học viên được hoàn 100% học phí" chỉ được thực hiện khi thỏa mãn điều kiện là "sau khi học viên đã đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của Chính phủ Úc mà không xin được visa du học". Trong trường hợp học viên bị Chính phủ Úc từ chối cấp visa vì gia đình không đáp ứng được yêu cầu "chứng minh tài chính cho việc du học", công ty không có trách nhiệm hoàn lại học phí. Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM, cho biết thêm: giấy phép của công ty Úc Việt chỉ có chức năng dạy nghề theo chương trình phía Úc cung cấp, hoàn toàn không có chức năng tổ chức đưa lao động ra nước ngoài!

Chánh thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Huy Bằng cho biết, cả bốn đơn vị đã nói ở đầu bài đều vi phạm các quy định về tổ chức đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ tại Việt Nam. Bên cạnh quyết định xử phạt hành chính, thanh tra bộ khẳng định toàn bộ các bằng cấp theo những chương trình trái phép này không được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó có nghĩa, tất cả học viên coi như mất không quãng thời gian theo học, còn học phí có được trả lại hay không thì chưa rõ! Theo ông Bằng, các cơ sở bị đình chỉ hoạt động đào tạo phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và giải quyết quyền lợi cho học viên.

Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Hiệp cũng cho biết, đối với các công ty vừa bị thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo kết luận sai phạm, sở Lao động thương bình và xã hội, và các cơ quan có trách nhiệm sẽ giám sát việc thực hiện kết luận của thanh tra cũng như việc khắc phục hậu quả, giải quyết quyền lợi cho người học. "Nếu sai phạm có mức độ lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét và kiến nghị rút giấy phép", ông Hiệp khẳng định.

Raffles Việt Nam: Sẽ giải quyết hậu quả cho học viên

Ngày 6.1, trước áp lực từ phía học viên và phụ huynh yêu cầu cho biết hướng giải quyết sau khi có quyết định đình chỉ việc đào tạo chương trình cao đẳng trái phép, ông Hwong Kee Hong, tổng giám đốc Raffles Việt Nam cho biết công ty chấp hành quyết định xử phạt của thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo và giải quyết hậu quả cho tất cả học viên. Theo ông Hwong, những học viên chưa hoàn thành chương trình có thể được tiếp tục học tại các cơ sở khác của Raffles ở Úc, Singapore, Campuchia hoặc Thái Lan và công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí. Nếu học viên không đồng ý với tất cả các phương án trên thì công ty sẽ hoàn trả học phí. Tuy nhiên, phương án hoàn trả thế nào thì phía Raffles Việt Nam chưa đề cập.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng Dạy nghề, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM:

Cần tìm hiểu kỹ giấy phép tới đâu, chức năng thế nào

"Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chưa có đơn vị nào là công ty, trung tâm mà được phép đào tạo đến trình độ cao đẳng, đại học cho dù là liên kết đào tạo với nước ngoài. Học viên trước khi đăng ký học bất cứ chương trình nào cần tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị đó, xem giấy phép tới đâu, chức năng thế nào. Nếu còn nghi ngờ thì hỏi các phòng chức năng sở giáo dục và đào tạo hoặc sở Lao động – thương binh và xã hội. Từ nay đến trước tết, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM sẽ đưa thông tin về các cơ sở đào tạo trực thuộc có liên quan đến yếu tố nước ngoài lên trang web của sở".

Ngày 6.1, trước áp lực từ phía học viên và phụ huynh yêu cầu cho biết hướng giải quyết sau khi có quyết định đình chỉ việc đào tạo chương trình cao đẳng trái phép, ông Hwong Kee Hong, tổng giám đốc Raffles Việt Nam cho biết công ty chấp hành quyết định xử phạt của thanh tra bộ Giáo dục và đào tạo và giải quyết hậu quả cho tất cả học viên. Theo ông Hwong, những học viên chưa hoàn thành chương trình có thể được tiếp tục học tại các cơ sở khác của Raffles ở Úc, Singapore, Campuchia hoặc Thái Lan và công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí. Nếu học viên không đồng ý với tất cả các phương án trên thì công ty sẽ hoàn trả học phí. Tuy nhiên, phương án hoàn trả thế nào thì phía Raffles Việt Nam chưa đề cập.

"Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chưa có đơn vị nào là công ty, trung tâm mà được phép đào tạo đến trình độ cao đẳng, đại học cho dù là liên kết đào tạo với nước ngoài. Học viên trước khi đăng ký học bất cứ chương trình nào cần tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị đó, xem giấy phép tới đâu, chức năng thế nào. Nếu còn nghi ngờ thì hỏi các phòng chức năng sở giáo dục và đào tạo hoặc sở Lao động – thương binh và xã hội. Từ nay đến trước tết, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM sẽ đưa thông tin về các cơ sở đào tạo trực thuộc có liên quan đến yếu tố nước ngoài lên trang web của sở".


Theo www.baomoi.com

Nu sinh lop 10 ban con 2 thang tuoi lay 2 trieu dong

on Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Kinh Doanh | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | download | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

Có rất nhiều chuyện những em bé vừa chào đời đã bị chính mẹ ruột nhẫn tâm đem bán.
"Bà mẹ sinh viên" bán con lấy 35 triệu đồng

Vì yêu hết mình, cô sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân Trần Thị Thảo đã làm mẹ ở tuổi 21. Vừa chào đời, đứa con trai nặng 2,7 kg của Thảo đã bị chính mẹ ruột nhẫn tâm cho một người phụ nữ lạ mặt ở ngay trước cổng bệnh viện. Sau khi nhận 5 triệu đồng của hai vợ chồng người "xin con nuôi" trước cổng bệnh viện phụ sản Trung ương, theo đề nghị của "bố mẹ nuôi", Trần Thị Thảo (tên nhân vật đã được thay đổi) viết một tờ giấy cho con.

Xong xuôi, Thảo nhìn con trai bé lần cuối rồi đi như người mộng du. Khi bóng Thảo đã khuất, "cặp vợ chồng" nọ liền ẵm đứa trẻ mới sinh đến cho Bùi Thị Lệ (SN 1962, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chăm sóc hộ với giá 70.000 đồng/ngày. Trong thời gian đó, họ ráo riết tìm người có nhu cầu mua cháu bé để bán kiếm lời.

Hơn 1 tháng sau, thông qua một phụ nữ bán hàng rong trước cổng bệnh viện phụ sản Trung ương, vợ chồng anh Phạm Văn và chị Trần Thị Bích (trú tại thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đến xin đứa con trai của Thảo. Hai bên thống nhất giá của cháu bé là 35 triệu đồng. Vợ chồng anh Văn yêu cầu bên bán phải làm giấy chứng sinh cho cháu bé. Theo nguồn tin riêng, hiện nay cháu bé này đã có giấy khai sinh đầy đủ và đang sống khoẻ mạnh cùng cha mẹ nuôi tại Phú Thọ.

Nữ sinh lớp 10 bán con 2 tháng tuổi lấy 2 triệu đồng
Nhẫn tâm bán con. (Ảnh minh hoạ)

Nữ sinh lớp 10 bán con lấy 2 triệu

Một ngày tháng 9/2010, bệnh viện sản phụ sản Trung ương tiếp nhận một sản phụ đang học lớp 10 (SN 1994) đến sinh con. Do sinh thiếu tháng, hơn nữa bà mẹ vẫn ở độ tuổi vị thành niên nên cháu bé chỉ nặng 1 kg. Theo khuyến cáo của các bác sỹ, gia đình sản phụ nhí này quyết định gửi con lại bệnh viện để nuôi trong lồng kính. 2 tháng sau, bệnh viện gọi điện báo cho gia đình đến đón cháu bé về nhà. Thế nhưng, cũng giống như hoàn cảnh của những đứa trẻ sơ sinh khác bị bỏ rơi, gia đình cháu bé này không muốn tiếp nhận, nuôi dưỡng nên đã tìm người muốn xin con nuôi để cho.

Chẳng phải mất nhiều thì giờ, thông qua một anh lái xe ôm trước cổng bệnh viện mối lái, một cặp vợ chồng hiếm muộn đã đến đón cháu bé về nuôi. Kịch bản được lặp lại, gia đình cháu bé phải viết một tờ giấy tự nguyện cho con. Có điều, gia đình của cháu bé lần này chỉ nhận được 2 triệu đồng (gọi là tiền bồi dưỡng cho sản phụ). Gã xe ôm được 1,5 triệu đồng tiền công môi giới và 1 triệu đồng từ phía gia đình cháu bé trả công cho việc tìm giúp người nhận nuôi cháu bé. Rất may, những kẻ mua bán trẻ em chưa kịp bán cháu bé thì bị công an quận Hoàn Kiếm tóm gọn.

Được biết, mẹ của cháu bé này sau khi sinh đã bỏ nhà đi, đến nay gia đình vẫn không có tin tức gì. Theo đề nghị của gia đình, cơ quan CSĐT đã đưa đứa trẻ có số phận hẩm hiu nói trên đến Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi suy dinh dưỡng Hà Nội để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Tại cơ quan CSĐT, vợ chồng Nguyễn Thị Kim (SN 1953) và Đặng Quang (SN 1944) đã khai nhận toàn bộ thủ đoạn, hành vi mua bán trẻ em của mình. Theo đó, từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2010, họ đến bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện Giao thông Vận tải Hà Nội để làm quen các nhân viên của bệnh viện và cánh xe ôm trước cổng bệnh viện giới thiệu các trường hợp sản phụ cho con để xin về làm con nuôi. Thực chất là để họ bán lấy tiền tiêu xài.

Chân dung kẻ mua bán trẻ em

Có thể nói, đây là vụ mua bán trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, chưa từng xảy ra trên địa bàn Hà Nội trong nhiều năm gần đây. Theo lời kể của bà H. (người khá thân thiết với gia đình bị cáo Nguyễn Thị Kim) với PV, thì bị cáo Kim sinh ra trong một gia đình giàu có ở Hà Nội. Mẹ chồng bà H. khi còn sống từng là người giúp việc trong gia đình Kim. Do vậy, giữa 2 gia đình có sự đi lại, thân quen với nhau như người trong gia đình.

Bà H. cho biết: " Kim từng là hộ lý ở bệnh viên Phụ sản Trung ương (Hà Nội) nên có nhiều mối quan hệ với các bác sỹ và nữ hộ sinh ở bệnh viện này ". Cũng vì làm hộ lý nhiều năm nên Kim phát hiện có nhiều bà mẹ, vì hoàn cảnh éo le, không thể nuôi đứa con mình vừa dứt ruột đẻ ra. Trong khi đó, cũng có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có nhu cầu xin con nuôi. Kim đã bàn với chồng là Đặng Quang thực hiện hành vi mua bán trẻ em. Bà H. tâm sự: " Cách đây 2- 3 năm, Kim bị tai biến nên phải vào viện điều trị nhiều tháng trời. Đến nay sức khoẻ của Kim vẫn chưa bình phục hoàn toàn. " Trong thâm tâm, bà H. không biết vợ chồng Kim đã mua bán trẻ em. Cho đến ngày bà bị công an mời lên làm việc. Theo lời bà H., cách đây hơn một năm, bà về quê ở Hà Tây ăn cỗ cưới và được đôi vợ chồng hiếm muộn người cùng làng đánh tiếng nhờ bà xin hộ đứa con nuôi. Thông qua Kim, bà đã mang một đứa bé trai mới sinh về cho hai vợ chồng người cùng làng nuôi. Cháu bé hiện được một tuổi rưỡi. Cũng may, bà H. vô can, vì trong vụ việc này không có chuyện mua bán trẻ em. " Cả đời tôi làm phúc, về già suýt nữa phải tội " - Bà H. thở dài...

Sắp tới, vợ chồng Nguyễn Thị Kim - Đặng Quang sẽ bị TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo khoản 2, Điều 120 Bộ luật Hình sự.
Theo tintuc.xalo.vn

Thai Binh xon xao vu HS lop 12 nhay lau

pin laptop | download | thong tin hoc bong | thong tin du hoc | hoi dap yahoo | vu quang hung |

- Chiều 10/1, thông tin từ gia đình nạn nhân cho biết, em đã tử vong sau hai ngày điều trị tại bệnh viện. Lý do ban đầu, em không chịu được những lời dạy bảo nặng nề từ cô giáo môn Toán nên đã nhảy từ tầng 2 xuống trước sự chứng kiến của cô giáo và các bạn.


Nhiều học sinh đã nghĩ đến việc tự tử khi phải chịu áp lực quá lớn từ việc học hành . (Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn: ANTG)

Nạn nhân đang theo học tại một trường THPT thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Theo thông tin từ phía gia đình, sự việc đau lòng xảy ra cách đây khoảng 4 ngày. Sáng hôm đó đến lớp, em cùng một số bạn bị cô phạt chép lại một bài tập nhiều lần. Em có ý kiến phản đối "không cần chép nhiều lần như vậy..." thì bị cô mắng.

"Vừa mắng cô vừa đuổi em ra khỏi lớp bằng được" - theo lời kể của gia đình. Bức xúc em đáp lại "cô đuổi em ra khỏi lớp cô sẽ phải ân hận...". Rồi em phi ra hành lang nhảy xuống tầng 1. Dù em được nhà trường đưa đi cấp cứu ngay nhưng vết thương quá nặng. Em đã tử vong sau hai ngày điều trị tại bệnh viện.

Một số học sinh cùng lớp chứng kiến cho biết, em đã một vài lần bị cô đuổi ra khỏi lớp vì nhiều lý do, trong đó có một lý do vì em không đi học thêm. Còn người thân em xác nhận, em không phải là một học sinh hư. Do đó, sự ra đi đột ngột của em khiến gia đình rất đau lòng và bàng hoàng.

Ngày tiễn em về cõi vĩnh hằng, đại diện nhà trường có đến mai táng và hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng. Sự việc đang được nhà trường tiếp tục xử lý.

Kiều Oanh

Theo www.baomoi.com

Dap pha nha an vi dau an ban

on Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

qua tang valentine | download | download nero | hoi gia | am thuc | nau an ngon |

(Nguoiduatin.vn) – Trên trang web chia sẻ video nổi tiếng Youku của Trung Quốc, đoạn video ghi lại cảnh sinh viên đập phá một nhà hàng vì dầu ăn "bẩn" đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem. Hiện tại, video có khoảng 3 ngàn bình luận và hơn 28.000 lượt "like".

Quá giận giữ, một số sinh viên đã đập phá nhà ăn

Thuật ngữ dầu ăn cống rãnh là để nói về loại dầu ăn đã bị sử dụng qua và thải ra được góp nhặt từ các đường cống của nhà hàng hoặc gia đình và được "bán lại" với mức giá rẻ hơn nhiều so với loại dầu chưa sử dụng được tái chế.

Một sinh viên năm thứ 3 đã thuật lại sự việc với báo chí Trung Quốc rằng vào ngày 14/12 một sinh viên nọ đã phát hiện một container chứa đầy dầu ăn cống rãnh trong nhà ăn của trường.

Đến 8h tối ngày 15/12, các tờ rơi đã xuất hiện khuôn viên trường thông báo rộng rãi tin tức nhà trường đang sử dụng dầu ăn cống rãnh. Khoảng 50 phút sau, những sinh viên giận dữ lên án việc này đã tập hợp một đám đông lên đến 300 sinh viên đứng xem. Giận giữ hơn, một vài sinh viên kích động hơn đã đập phá tan tành cửa kính, cửa ra vào, bàn ghế của nhà ăn và yêu cầu nhà trường phải đưa ra lời giải thích cho mọi người.

Quang cảnh tan hoang của nhà hàng

Vào thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng đã bị bắt giữ chủ thầu quán ăn, hiệu trưởng đã bị đình chỉ và đang tiếp tục điều tra sự việc.

NB Tom


Theo www.baomoi.com

10 suat hoc bong toan phan Trung hoc My

on Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Hot Girl | cách làm kim chi cải thảo | nau an ngon | mon an ngon | vu quang hung | pham ly huong |

Thuộc chương trình Giao lưu văn hoá giữa nhiều quốc gia, học bổng Giao lưu văn hoá là học bổng toàn phần được trao bởi chính phủ Mỹ với mục đích tăng cường trao đổi văn hoá giữa các học sinh đến từ nhiều nước trên thế giới.

Du học sinh khi được cấp học bổng trung học toàn phần Giao lưu văn hoá không chỉ được tài trợ 100% học phí mà còn được tài trợ toàn bộ chi phí ăn ở với gia đình bản xứ. Bên cạnh việc có thể tiết kiệm tối đa chi phí du học, học bổng còn mang đến cơ hội hoà nhập vào cộng đồng Mỹ đa sắc tộc. Học sinh được tham gia, tiếp xúc, trao đổi và đích thân trải nghiệm sự khác biệt văn hoá với du học sinh từ nhiều quốc gia thông qua nhiều hoạt động văn hoá thú vị. Học sinh được học tập tại những trường trung học công lập tốt của Mỹ cùng nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích. Học sinh có cơ hội tốt nghiệp trung học phổ thông và nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học tại Mỹ chỉ sau một năm tham gia chương trình.

10 suất học bổng toàn phần Trung học Mỹ
Học sinh có cơ hội học tập trong môi trường năng động, hiện đại tại Mỹ.

Học bổng dành cho học sinh trung học ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, tự tin, năng động và có sức khoẻ tốt. Những học sinh nhận học bổng cần có học lực khá, giỏi, với điểm trung bình trong 3 năm học gần nhất đạt trên 7 và đạt trên 45 điểm trong kỳ thi tiếng Anh SLEP.

Trung tâm tư vấn du học ILA – đại diện tuyển sinh chính thức của ISE tiếp tục mang đến 10 học bổng Giao lưu văn hoá cho học sinh trung học trên toàn quốc trong năm 2012 này. ILA tổ chức kỳ thi SLEP miễn phí vào sáng thứ 7 hàng tuần.

Kinh nghiệm và uy tín từ hơn 11 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, ILA đã đại diên trao hơn 450 học bổng trung học toàn phần Giao lưu văn hoá. ILA có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, giúp phụ huynh và du học sinh lựa chọn được nhà "host" tận tâm cũng như lựa chọn trường có điều kiện học tập và hoạt động ngoại khoá phong phú, phù hợp với năng khiếu, sở thích và định hướng phát triển của từng cá nhân.

Liên hệ: Trung tâm tư vấn du học ILA

TP HCM: cô Phương 0918709306 – (08) 39290100,
Email: phuongltran@ilavietnam.com

Hà Nội: thầyLộc 0904408453 – (04) 39363334,
Email: locnguyen@ilavietnam.com

Đà Nẵng: cô Vi 0904408453 – (0511)3647444,
Email: vitran@ilavietnam.com

Website: http://www.duhoc.ilavietnam.com/

(Nguồn: ILA )

Theo tintuc.xalo.vn

Truong cao dang cong dong Seattle Central, My

Vu Quang Hung | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo | hoi dap yahoo | vu quang hung | pham ly huong |

Hội thảo giới thiệu về trường được tổ chức lúc 14h đến 16h ngày 25/2 tại khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM. Tham gia hội thảo sinh viên được tặng nửa vé máy bay, miễn phí ghi danh và dịch vụ phí.

Seattle Central Community College là trường cao đẳng cộng đồng duy nhất tọa lạc ngay khu trung tâm thành phố Seattle một trong những thành phố lớn nhất nước Mỹ.

Cao đẳng cộng đồng Seattle Central có khoảng 11.860 sinh viên theo học, trong đó khoảng 1.020 là sinh viên quốc tế và sinh viên Việt Nam chiếm khoảng 25%. Trường có 100 chương trình học bao gồm: Công nghệ sinh học, khoa học máy tính, toán học, vật lý học, y khoa, khoa học trái đất, quản trị kinh doanh, thương mại, tâm lý học, khoa học sức khỏe, dịch vụ xã hội, khoa học - xã hội, và mỹ thuật…

Các chương trình học:

College Bridge (chương trình Bắc cầu) sinh viên học tiếng Anh đồng thời lấy tín chỉ 2 năm đầu đại học (Associate Degree).

College Transfer (chương trình chuyển tiếp đại học - Associate Degree) sinh viên chuyển lên năm 3 của các trường đại học hệ 4 năm.

High School Completion (chương trình kép) sinh viên học đồng thời để lấy bằng trung học và 2 năm đầu đại học cùng một lúc.

Short – Term Certificates (chứng chỉ ngắn hạn) sinh viên học từ 2 đến 9 tháng với các dạng thực tập nội trú tùy chọn.

International Internship (thực tập nội trú quốc tế) sinh viên học tập để trau dồi kinh nghiệm làm việc tại các công ty và học viện địa phương.

Trường có 4 đợt nhập học trong năm: xuân (tháng 4), hè (tháng 6), thu (tháng 9), đông (tháng 1).

Các trường đại học có chương trình đảm bảo tuyển sinh liên thông gồm: San Francisco University, Johns Hopkins Carey Business School, University of Oregon, Indiana University - Purdue University Indianapolis, Eastern Washington University, Montana State University, Washington State University, University of Washington -Tacoma, College at Oneonta…

Các trường liên kết này bảo đảm 100% cho sinh viên sau khi học tại Seattle Central sẽ được nhận vào học năm 3 và năm 4 tại đây. Học sinh, Sinh viên sẽ nhận được I-20 của trường Seattle Central và thư chấp nhận điều kiện từ trường đại học mà bạn đã lựa chọn học liên thông ngay từ nguyện vọng ban đầu.

Yêu cầu đầu vào:

Đối với chương trình kép: Sinh viên cần hoàn tất học kỳ một của lớp 10, điểm trung bình cuối năm 7.0 trở lên tại Việt Nam; Không yêu cầu TOEFL.

Đối với chương trình 2 năm đầu đại học (Associate Degree) sinh viên cần tốt nghiệp THPT; Không yêu cầu TOEFL.

Cao đẳng cộng đồng Seattle Central liên kết với trường đại học Johns Hopkins (xếp thứ 13 trên thế giới về khối ngành kinh tế do Tạp chí Times Higher Education 2011, Anh; US News và World Report 2011, Mỹ bình chọn) tiếp nhận với trung bình 200 sinh viên quốc tế nhập học mỗi năm. Những sinh viên này cần hoàn thành 2 năm đầu (Associate Degree) chỉ với điểm trung bình GPA 3.0. Bằng tốt nghiệp từ Đại học Johns Hopkins sẽ giúp cho sinh viên có được một cơ hội công việc tốt sau khi tốt nghiệp.

Liên hệ: Công ty United Education

21 Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, TP HCM.

Tel: (08) 3911 0102/ 3911 0234 hoặc Website: http://www.unitededu.com.vn/

(Nguồn: Công ty TNHH Tư vấn Đào tạo Liên hiệp Giáo dục )


Theo www.baomoi.com

Roi viec day gioi tinh cho tre khuyet tat

on Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

cong nghe | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

Thiếu giáo viên chuyên trách, ít tài liệu, hạn chế cách thức truyền đạt… là những khó khăn nan giải trong việc giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật.

Các em khuyết tật cần được trang bị kiến thức về giới tính như biết mình là ai, mình làm được gì, cần làm gì khi đến tuổi dậy thì… Nhưng để các em hiểu được điều đó là rất khó.

Những tình huống bi hài

Một phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ học tại Trường chuyên biệt Tương Lai (quận 1) kể con gái chị đã 10 tuổi nhưng trí tuệ chậm phát triển. Gần đây, mỗi khi anh trai khoác tay lên vai hoặc ôm cháu là cháu liền hất tay ra và chạy vào giường trùm chăn lại. Nhiều lần dò hỏi chị mới biết con chị có hành động như vậy vì nghe cô giáo dặn "không được cho người khác giới chạm vào người vì tay họ rất dơ nên dễ lây bệnh, không được đi ra ngoài vào buổi tối…". Con gái chị còn dặn "không được để bố chạm vào người mẹ nhé, mẹ không được vạch áo cho người khác xem…". Những lời ngây ngô của con khiến chị vừa buồn cười vừa lo sợ con mình hiểu sai vấn đề giới tính.

Cô Đỗ Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường chuyên biệt Tương Lai cho biết đa số các em chưa nhận biết được mình thuộc giới tính nào. Nhiều bé gái đến chu kỳ kinh nguyệt, không biết gọi cô giáo giúp đỡ mà di chuyển sang chỗ khác khi thấy máu dính trên nền nhà, có em dùng vòi nước để làm sạch... Các em nam không biết nhận thức xấu, đẹp, đôi khi mặc quần thủng đáy mà không mặc quần lót, tiểu tiện không đúng nơi, không biết làm vệ sinh sau tiểu tiện…

Cô Nguyễn Phan Thanh Liễu, giáo viên trường này, kể trong lớp có hai em thích nhau, hễ em này nghỉ học là em kia ngồi im cả buổi không chịu học cũng không chơi với ai. Giờ ngủ trưa, hai em thường lại nằm gần nhau, vạch áo cho nhau xem. Cô giáo phải tìm cách dặn dò nhiều lần nhưng các em chỉ nhớ lúc đó rồi lần sau lại quên ngay và tái diễn. "Các em tiếp thu rất chậm, nói trước quên sau ngay, như vậy sẽ rất dễ bị lạm dụng khi ra ngoài trường học" - cô Liễu chia sẻ.

Rối việc dạy giới tính cho trẻ khuyết tật

Các em cần được trang bị kiến thức về giới tính, rèn luyện sức khoẻ để biết tự bảo vệ mình. Trong ảnh: Các em Trường chuyên biệt Tương Lai, quận 1 đang học võ tại trường. Ảnh: PHẠM ANH

Một giáo viên tại trường khuyết tật ở quận 4 cũng cho biết các em chỉ hiểu từ ví dụ cụ thể hoặc được giải thích lặp lại nhiều lần. "Cô giáo nói có bầu là bụng sẽ to lên, vậy là có em vạch bụng rồi nói em cũng có bầu vì thấy bụng to. Cô giáo phải giải thích, bụng em to là do ăn no chứ không phải có em bé. Có em bắt chước bố mẹ "ngủ" với nhau hoặc kéo nhau vào nhà vệ sinh để hôn nhau. Mình phải tách các em qua phòng khác để dạy riêng, dặn dò không nên làm vậy vì rất mất vệ sinh, là xấu sẽ không được cô khen nữa. Nhiều lần giải thích các em mới nhớ nhưng sâu xa hơn thì các em không hiểu được" - cô giáo này giãi bày.

Tự mày mò phương pháp để truyền đạt

Cô Trịnh Thị Thu Thuỷ, giáo viên Trường chuyên biệt Ánh Dương (quận 12), cho rằng dạy giới tính cho trẻ khuyết tật về trí tuệ, giáo viên phải giải thích rất nhiều, dùng ký hiệu riêng hoặc ngôn ngữ cơ thể để các em hiểu. Ví dụ, nói "đi tiểu" phải chỉ ra nhà vệ sinh, nói "bụng bự" là phải vòng tay ra…

Theo cô Thu Thuỷ, hiện nay kỹ năng và tài liệu cho giáo viên dạy khuyết tật rất ít, các cô phải tự mày mò, tự tìm cách truyền đạt cho từng trẻ có dạng tật khác nhau khiến kiến thức đến được với các em quá ít ỏi để các em tự hiểu và tự bảo vệ hoặc chăm sóc bản thân mình.

Cô Đỗ Thị Hiền chia sẻ giáo viên còn rất hạn chế về phương pháp truyền đạt. Có khi giúp các em hiểu được về giới tính, về các bộ phận sinh dục nhưng khi nói đến "em sinh ra như thế nào?" giáo viên bị bí ngay. Khi kiến thức đến với các em không đầy đủ, các em khó có thể phản kháng lại trước những hành động lạm dụng hoặc xâm hại của người khác.

Cô Lê Thị Dung, Hiệu trưởng Trường chuyên biệt Bình Minh (quận Tân Phú), phân trần nhiều em đã 16, 17 tuổi nhưng giáo viên không dạy nổi những kỹ năng tự phục vụ. Giáo viên thường phải phát hiện trẻ bước vào tuổi dậy thì, tách các em ra để dạy riêng hoặc một tiết dạy dành cho 4-5 em chứ không thể dạy đại trà chung trong một lớp.

Cô Dung nói thêm, mỗi dạng tật đều có khó khăn riêng như đối với trẻ khiếm thính phải dùng nhiều ký hiệu ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển giáo viên phải nói nhiều lần các em mới hiểu, trẻ khiếm thị phải dùng hiện vật cho các em tiếp xúc… Vì vậy, dạy giới tính cho trẻ khuyết tật, giáo viên phải rất kiên nhẫn mới theo nghề được.

Để học sinh khuyết tật hiểu được về giới tính, cần dạy lặp đi lặp lại nhiều lần. Không chỉ ở trường mà còn cả ở nhà. Tuy nhiên, chính phụ huynh của các cháu khuyết tật chưa chú ý đến việc giáo dục giới tính, chưa giúp con hiểu những biến đổi đang diễn ra trên cơ thể con mình. Nhiều người nghĩ con họ bị khuyết tật nên không cần dạy cho con những hiểu biết về giới tính. Vì thế, chỉ cần qua hai ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, tết… các em sẽ quên hết và giáo viên phải bắt đầu dạy lại. Phụ huynh phải là người gần gũi, chia sẻ và theo dõi những thay đổi của các em để hướng dẫn, can thiệp ngay.

ĐỖ THỊ HIỀN , Hiệu trưởng Trường chuyên biệt Tương Lai, quận 1

Giáo viên phải dùng những cử chỉ, tình huống thật nhẹ nhàng, đơn giản và thực tế. Đồng thời, nhà trường phải lồng ghép giáo dục giới tính qua các hoạt động vui chơi giải trí ngoài giờ, thể dục thể thao để giải toả tâm lý cho các em.

LÊ THỊ DUNG , Hiệu trưởng Trường chuyên biệt Bình Minh, quận Tân Phú

Năm nào trường cũng mời các bác sĩ ở bệnh viện lớn về làm chuyên đề để giáo dục giới tính cho các em, nội dung chủ yếu về sức khoẻ và sinh sản. Nhiều thắc mắc ngây ngô của các em khiến giáo viên khó trả lời nên cần có bác sĩ giải đáp. Các giáo viên trong trường chủ yếu dạy cho các em bằng chính những kinh nghiệm của mình nên không nhất quán...

TRẦN THỊ MỸ HẠNH , Phó Hiệu trưởng chăm sóc Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, quận 10

Hiện nay toàn TP có 3.122 học sinh khuyết tật đang theo học tại 541 trường hoà nhập và chuyên biệt. Các em thuộc nhiều dạng tật khác nhau nhưng phần lớn vẫn là chậm phát triển trí tuệ. Đây là nhóm khuyết tật gặp nhiều khó khăn nhất trong công tác giáo dục giới tính.

PHẠM ANH

Theo tintuc.xalo.vn

Dai hoc UCTI, Malaysia to chuc hoi thao tai Viet Nam

may massage | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

Lịch hội thảo chi tiết: Hà Nội: 18h ngày 22/2 tại 230 Kim Mã, Ba Đình; Hải Phòng: 17h30 ngày 23/2 tại 328C Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân; Đà Nẵng: 17h30 ngày 24/2 tại 433 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu; TP HCM: 17h30 ngày 25/2 tại 239 Cách mạng tháng 8, nhà A2 chung cư Văn hóa, phường 4, quận 3.

Cách trung tâm thủ đô Kuala Lumpur 15 phút đi tàu hoặc xe buýt, đại học UCTI có hơn 9.000 sinh viên trong đó có hơn 5.000 sinh viên quốc tế đến từ 82 quốc gia trên thế giới theo học. Các chương trình đào tạo của UCTI đều được Bộ Giáo dục Malaysia chứng nhận. Trường đào tạo bậc đại học và thạc sĩ cho các chuyên ngành: quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, marketing, phát triển trò chơi điện tử, công nghệ thông tin, điện- điện tử, phát triển phần mềm, an ninh mạng máy tính, thương mại điện tử, kỹ sư phần mềm... Sinh viên ra trường sẽ được nhận bằng kép của UCTI và trường đại học Staffordshire, Anh.

Trường có khu ký túc xá hiện đại, tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên phục vụ cho việc ăn ở của sinh viên với trang thiết bị đầy đủ trong và ngoài căn hộ gồm: hồ bơi, phòng tập thể hình, khu giặt ủi, siêu thị, bảo vệ 24/24, tủ lạnh, TV truyền hình cáp, lò vi sóng...Ngoài ra, học sinh có thể sử dụng hệ thống xe buýt công cộng hoàn toàn miễn phí.

Học phí: Tiếng Anh (7 cấp độ): 550 USD cho một cấp độ; Cao đẳng (2 năm): 12.000 USD một khóa; Đại học (3 - 4 năm): 20.000 - 25.000 USD một khóa; Thạc sĩ (1 năm) : 11.000 USD một khóa.

Chương trình đại học dành cho học sinh tốt nghiệp PTTH, học sinh học hết lớp 11 được nhận vào khóa dự bị đại học (1năm). Sinh viên chưa đủ IELTS 6 có thể học khóa tiếng Anh của trường.

Visco giúp sinh viên nhập học tại UCTI hoàn toàn miễn phí dịch vụ và dịch thuật hồ sơ. Sinh viên đăng ký các chương trình cao đẳng, cử nhân hoặc thạc sĩ được tặng vé máy bay một chiều tới Malaysia. Visco là cầu nối giữa phụ huynh học sinh với nhà trường trong suốt quá trình học sinh học tập tại Malaysia.

Liên hệ: Công ty tư vấn du học Visco

Hà Nội: 230 Kim Mã, ĐT: 04.37261938, Email: viscohanoi@visco.edu.vn

Hải Phòng: 328C Trần Nguyên Hãn, Q Lê Chân;
ĐT : 031.3950748/3786 158 Email: viscohp@visco.edu.vn

Đà Nẵng: 433 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu;
ĐT: 0511.3552597/96; Email: viscodn@visco.edu.vn

TP HCM: 239 Cách mạng tháng 8, Nhà A02 Chung cư Văn hóa, P.4, Q.3,
ĐT: 08.38328416; 38390718; Email: viscohcm@visco.edu.vn

Web: www.visco.edu.vn ; http://www.ucti.edu.my/ ; Tư vấn online Ym!: duhocvisco; Skype: viscohanoi

(Nguồn: Visco )


Theo www.baomoi.com

Hoc vien Ngoai giao lan dau tien tuyen sinh khoi A cho ba nganh

on Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

world trends report | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

QĐND Online – Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, Học viện Ngoại giao có nhiều điểm mới, lần đầu tiên tuyển sinh khối A cho ba chuyên ngành trước đây không lấy, đó là ngành Chính trị quốc tế, Luật quốc tế và Truyền thông quốc tế. Do đó, những thí sinh giỏi khối A vẫn có tương lai là những nhà đại sứ quốc tế, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc HV Ngoại giao cho hay.
Học viện Ngoại giao lần đầu tiên tuyển sinh khối A cho ba ngành
Học sinh tìm hiểu hiểu thông tin tuyển sinh trước kỳ thi ĐH, CĐ năm 2012

Năm nay, HV Ngoại giao vẫn tuyển chỉ tiêu 450 ĐH. Đào tạo các chuyên ngành: Chính trị quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế và Truyền thông quốc tế. Đây là năm đầu tiên tuyển sinh khối A1 cho ngành Chính trị quốc tế, ngoài những khối D1, D3 như các năm và khối A bổ sung của năm nay.

Cách tính điểm vào trường năm nay có thay đổi, các khối thi vào trường có một điểm chuẩn chung, sau đó thí sinh sẽ được xếp theo ngành lựa chọn. Nếu không đủ điểm vào ngành đăng ký sẽ được xếp vào ngành có đủ điểm tiếp theo đó. Như vậy, không có trường hợp thí sinh thừa điểm vào một ngành của trường lại bị trượt như những năm trước.

Một điểm mới trong chương trình giảng dạy năm nay là HV Ngoại giao có đào tạo song bằng. Sau 1-2 năm, những sinh viên có đủ năng lực có thể học thêm ngành thứ hai. Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ có hai bằng do Học viện cấp.

Đây cũng là năm đầu mở đại trà cho đào tạo liên kết theo mô hình 1,5 + 1,5 (1,5 năm đào tạo ở Việt Nam và 1, 5 năm học ở các trường đối tác) với ĐH Victoria ở Wellington (New Zealand). Sinh viên được đào tạo theo chương trình của ĐH Victoria và do trường này cấp bằng.

Tin, ảnh: Thu Hà

Theo tintuc.xalo.vn

Gui con den truong kem theo can nuoc

may tinh van phong | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

QĐND - Ông Trần Đình Huân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện nay, đã có khoảng từ 70 đến 80% giếng nước tại các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện cạn khô. Để có nước sinh hoạt trong ngày cho con em mình, phụ huynh Trường Mầm non Sa Bình (thôn Bình An, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy), khi đưa con đến trường phải mang theo khoảng 10 đến 15 lít nước!

Các mẹ đưa con đến trường phải lỉnh kỉnh mang theo những can nước.

Trường Mầm non Sa Bình được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 1-2012, hiện có 6 phòng học với 140 cháu học bán trú. Nhìn bề ngoài, trường học khang trang, có đầy đủ hệ thống bồn chứa nước, phòng tắm, phòng vệ sinh. Thế nhưng, chỉ tiếc là không có nước để dùng, vì không giếng nào còn nước. Chưa hiểu vì lý do gì, khi xây dựng trường, những người có trách nhiệm ở địa phương lại "quên" hạng mục quan trọng này. Hiện nay, các cô giáo không có nước để nấu ăn, tắm rửa, và giặt giũ cho các cháu. Vì vậy, nhà trường đành phải huy động phụ huynh hằng ngày chở nước theo con đến trường. Nhà trường cũng đang động viên mỗi gia đình phụ huynh đóng góp 150.000 đồng để đào giếng, lấy nước phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho các cháu.

Bài và ảnh: Trần Hưng


Theo www.baomoi.com

DH Quoc gia Ha Noi cong bo chi tieu tuyen sinh

on Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

switch 4 cong | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy năm 2012 của các trường thành viên với 5.600 chỉ tiêu, tuyển sinh trong cả nước.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (KHTN) nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) và tổ chức thi khối A, A1, B.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXHNV) nhận hồ sơ ĐKDT và tổ chức thi khối C.

Trường ĐH Ngoại ngữ nhận hồ sơ ĐKDT và tổ chức thi khối D1, 2, 3, 4, 5, 6.

Ký túc xá dành 1.200 chỗ ở cho khóa tuyển sinh 2012.

Xét tuyển: Tuyển thẳng (không hạn chế số lượng) những thí sinh là thành viên đội tuyển tham dự Olympic khu vực, quốc tế và những thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vào các ngành đúng hoặc ngành gần theo môn học sinh đạt giải.

Ưu tiên xét tuyển (không hạn chế số lượng) những thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải nếu dự thi đại học đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn đại học của Bộ GD-ĐT trở lên, không có môn nào bị điểm 0.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Đây là các chương trình đào tạo thuộc nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN, gồm các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ Điện tử - Viễn thông của trường ĐH Công nghệ; ngành Vật lý liên kết với trường ĐH Brown (Hoa Kỳ), ngành Địa chất liên kết với trường ĐH Illinois (Hoa Kỳ), ngành Sinh học liên kết với trường ĐH Tufts (Hoa Kỳ) của trường ĐHKHTN; ngành Ngôn ngữ học của trường ĐH KHXH-NV; ngành Quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế. SV được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 17 triệu đồng/năm, trong đó có kinh phí học tiếng Anh. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân đạt chuẩn quốc tế tương đương văn bằng của các trường ĐH đối tác nước ngoài.

Chương trình đào tạo tiên tiến tại trường ĐHKHTN gồm các ngànhToán học hợp tác với trường ĐH Washington-Seatle (Hoa Kỳ), Hóa họchợp tác với trường ĐH Illinois (Hoa Kỳ), Khoa học Môi trường hợp tác với trường ĐH Indiana (Hoa Kỳ), Vật lý Hạt nhân hợp tác với trường đại học Wisconsin- Madison (Hoa Kỳ). SV được hỗ trợ 20 triệu đồng để học tiếng Anh. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chương trình tiên tiến tương đương văn bằng của các trường ĐH đối tác nước ngoài.

Đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo: Sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng, SV được đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng ĐH chính quy. Thông tin chi tiết thường xuyên được cập nhật trên website của các đơn vị đào tạo.

ĐHQG HN chưa có chương trình đào tạo đặc biệt dành cho SV khiếm thị hoặc khiếm thính.

SV trúng tuyển vào học ĐHQGHN được vay vốn không lãi suất từ Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) chi nhánh TPHCM để thanh toán học phí. Thông tin chi tiết trên website: http://www.vnu.edu.vn

Đ.H

Theo www.baomoi.com

Trai nuoi heo sat truong hoc

giao duc | mon ngon de lam | cách làm kim chi | mon ngon moi ngay | các món ăn ngày tết | cách làm kim chi cải thảo |

Tập thể giảng viên, sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội (cơ sở 2, đường Tô Ký phường Tân Hiệp Chánh, quận 12, TPHCM) gửi đơn đến Báo SGGP bức xúc phản ánh: "Từ nhiều năm nay, các giảng viên và sinh viên trường chúng tôi phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên từ các trại nuôi heo cá thể ở sát trường. Tình trạng ô nhiễm này ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường học tập, sinh hoạt của toàn trường mà còn có nguy cơ gây dịch bệnh. Chúng tôi không biết phải chịu đựng sự ô nhiễm môi trường này đến khi nào?".

Từ khóa liên quan

Tổ chức
  • Đại học Lao động - Xã hội
Từ chuyên môn
  • ô nhiễm môi trường
Động từ
  • ô nhiễm
Cụm từ
  • chuồng trại
  • môi trường học
Địa danh trong nước
  • Quận 12
  • Tân Hiệp
  • TP HCM
Danh từ
  • mùi hôi
  • sinh viên
  • chuồng lợn
  • giảng viên
  • nhà trường

Tin đọc nhiều

  • Khi teen "đùa" quá đáng… - Dân Trí 12070 lượt đọc
  • Sinh viên khốn đốn gọi "sếp" bằng… anh - Dân Trí 4763 lượt đọc
  • Các trường đại học công bố tuyển khối A1 - Dân Việt 1082 lượt đọc
  • Đồng phục học sinh Nhật thành biểu tượng thời trang - iOne.net 1032 lượt đọc
  • Những người tiết lộ "thiên cơ" - CATPHCM 694 lượt đọc
  • Lần đầu tiên ở đại học VN: Phòng học tình yêu - VTC 683 lượt đọc
  • Phát hành Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 - Tuổi Trẻ 640 lượt đọc
  • Thông tin quan trọng về tuyển sinh khối Công an năm 2012 - Dân Trí 532 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Trúng số triệu đô vẫn làm bồi bàn - VnExpress
  • Dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng - Chinhphu.vn
  • 10 năm thành công - những viên gạch nền móng cho tương lai - Giáo dục Thời đại
  • Cổ động viên náo loạn trường quay SV 2012 - Zing
  • ĐH FPT "vào cuộc" điều tra gian lận thi cử online - ICTNews

Các bài khác

  • Giáo dục, định hướng lối sống đẹp cho thanh niên - Nhân dân
  • Ba tờ ngân phiếu - ANTĐ
  • Gửi con đến trường kèm theo can nước - QĐND
  • Vẫn còn băn khoăn! - Nhân dân
  • Náo loạn "phố giấy tờ giả" - Người Lao Động

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Song Ngư (19/02-20/03)

Cột năng lượng đang tràn đầy báo hiệu một ngày làm việc cực kì hiệu quả của Song Ngư. Bạn chẳng ngại ngần thể hiện mình trước đám đông và sự ủng hộ của mọi người là sức mạnh giúp bạn cố gắng hơn nữa.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Khi đến tận nơi khảo sát, chúng tôi thực sự thấu hiểu nỗi khổ của gần 10.000 giáo viên, sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội. Mùi hôi thối từ các chuồng heo ùa vào nồng nặc trong các phòng học, phòng ở. Để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, nhà trường đã cho xây bức tường ngăn cao 4 mét nhưng chẳng hiệu quả.

Từ đơn phản ánh, kiến nghị nhiều lần của nhà trường, chính quyền phường và Phòng Tài nguyên - Môi trường quận 12 đã tổ chức nhiều cuộc họp, hứa hẹn giải quyết dứt điểm. Thế nhưng, tình hình ô nhiễm chỉ giảm tạm thời, do sau đó các chủ trại đối phó bằng cách dọn rửa chuồng trại kỹ hơn, chỉ ít lâu sau lại tái diễn.

Là một cơ sở đào tạo lớn, thu hút hàng ngàn sinh viên đến học tập, nghiên cứu, Trường Đại học Lao động - Xã hội rất cần được quan tâm tạo môi trường học tập trong lành. Việc cho phép tổ chức chuồng trại chăn nuôi heo ngay trong khu dân cư và bên cạnh trường học, lại không có biện pháp xử lý tốt nước thải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nêu trên.

Để có thể giải quyết tận gốc nạn ô nhiễm môi trường tại đây, cách duy nhất là chính quyền địa phương nên vận động các chủ hộ nuôi heo ở đây chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp với xu hướng phát triển đô thị văn minh, hiện đại.

Khánh Hà

Theo www.baomoi.com

đâsdas

on Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
dsdsad

Rộn ràng lớp học ở nhà Gươl

on Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
(Dân trí) - Nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu là nơi để Hội đồng già làng họp bàn và quyết định những việc hệ trọng, nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống. Thế nhưng ở thôn Tà Vàng (xã Atiêng, Tây Giang, Quảng Nam), nhà Gươl còn là lớp học của hàng chục trẻ mầm non.

cưới hỏi trọn gói Thái Luân| làng Cầm | Đặng Hà Vân

Chúng tôi đến thôn Tà Vàng vào buổi sáng, đứng trên đường ĐT 604 nhìn xuống bản làng Tà Vàng còn phủ kín sương mờ thế nhưng đã nghe tiếng các em rộn rã đọc bài. Lớp học giữa nhà Gươl với 27 em học sinh từ 4-5 tuổi đều là người Cơ Tu của ba thôn Achiêng, Tà Vàng, Ahu như xua tan sương sớm vùng cao… 

Lớp học tại nhà Gươl thôn Tà Vàng, xã Atiêng, huyện Tây Giang.
 
Những bước chân lên lớp học.

Lớp học không tên

Nước mũi sụt sịt vì áo mặc không đủ ấm vào buổi sáng đến lớp, những “búp măng non” ở ba thôn Achiêng, Tà Vàng, Ahu vẫn đến lớp học dưới mái nhà Gươl thôn Tà Vàng. Bước chân vào lớp học, tôi không khỏi chạnh lòng trước hình ảnh cô bé Alăng Thị Thủy cặm cụi chép chữ trên cuốn vở mà không “thèm” để ý hai lỗ thủng to trên chiếc bàn học sinh có thể nhìn thấy cả chiếc cặp của em trong ngăn bàn. “Con và các bạn quen rồi cô ạ”, cô bé Thủy bẽn lẽn vặn vẹo hai tay trả lời khi chúng tôi hỏi em có thấy khó khăn khi viết bài không.

Chiếc bàn thủng lỗ nơi lớp học.

Lớp học tại nhà Gươl của thôn Tà Vàng không có tên gọi cụ thể là lớp mẫu giáo nhỏ hay mẫu giáo lớn vì trong số 27 em học sinh ở đây, có em chỉ vừa 4 tuổi, có em đã hơn 5 tuổi. Cũng chính vì chênh lệch tuổi nên mức độ tiếp thu của các em cũng khác nhau có em đã phát âm hết các chữ cái nhưng có em chưa thuộc hết mặt chữ.

“Vì không có phòng nên phải cho hai độ tuổi khác nhau học chung lớp. Gia đình của các em đều nghèo. Bố mẹ thì chủ yếu làm rẫy, làm nương nhưng được cái các em đi học chăm lắm. Sáng từ 7h30' vào lớp, chiều 2h đều đặn các em được Ama, Amế dẫn đến lớp”, cô giáo Bh'ling Thị Hoa bộc bạch.

Bản Tà Lang nằm cách trung tâm huyện Tây Giang khoảng 3km nhưng do người dân 100% là đồng bào Cơ Tu, đời sống vẫn chủ yếu dựa vào ruộng rẫy, nên cuộc sống ở Tà Làng phần nào còn in đậm dấu ấn của làng bản Cơ Tu. So với những trẻ em cùng trang lứa ở những thôn xã khác, tưởng chừng như các em nhỏ thôn Tà Làng có điều kiện để tiếp cận với con chữ hơn do là thôn gần trung tâm xã Atiêng. Tuy nhiên, do đường đến Trường mầm non Họa Mi (trường mầm non của xã Atiêng) cách xa ba thôn cùng với việc phải đóng học phí nên các Amế (mẹ), Ama (bố) không đủ điều kiện cho đi học ở trường xã. Vì thế, cô giáo Hoa đã chủ động xin dời vào nhà Gươl của thôn Tà Làng để dạy cho các em từ tháng 11/2011 đến nay.

Từ khi cô giáo Hoa mở lớp tại nhà Gươl, bản làng bỗng rộn ràng hẳn lên bởi tiếng ê a đọc chữ,  giọng hát líu lo hay tiếng cười vui của lũ trẻ mỗi giờ ra chơi. Bố mẹ các em cũng yên tâm hơn khi các em đi học. Già làng Bloong Nhốp, hồ hởi cho biết: “Hồi cô giáo Hoa mở lớp học ở đây tới chừ, nhà nào có con đi học không phải đóng học phí mà lại được học ở gần bản làng nên các Amế, Ama ở nhà vui lắm, mà tụi tui cũng yên tâm, không lo mấy đứa nhỏ không được đến lớp nữa”.

Cô giáo Bh’ling Thị Hoa đang dạy các em hát.

Cô giáo có duyên đứng lớp dưới nhà Gươl

Điểm trường được mở tháng 8/2011 thì lớp học của cô giáo Hoa bắt đầu từ tháng 11, từ “sáng kiến” của cô giáo trẻ người Cơ Tu này. Nhà ở tận dưới thôn Tà Me, P’rao, Đông Giang và mới bước sang tuổi 24, nhưng Bh’ling Thị Hoa đã có gần 5 năm gắn bó với các em nhỏ tại huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam. Cô giáo Hoa tâm sự: “Tuy điều kiện dạy ở nhà Gươl còn nhiều thiếu thốn nhất là về vật chất nhưng bà con dân bản cũng thương quý mình, mà mấy em học sinh ở đây lại ngoan, ham học và tội lắm nên mình thấy dạy ở đây cũng vui”.

Nói thế, bởi những khó khăn vất vả dường như đã quá quen thuộc với cô giáo trẻ vùng cao ở  lớp học “đặc biệt” này. Trước đó cô Hoa đã từng dạy các em trong nhà Gươl bản R'bượp được một năm, và sau đó nhận công tác ở thôn Tà Vàng và “duyên số” lại đưa cô đến với lớp học dưới mái nhà Gươl của thôn này. “Nếu ở R'bượp, sáng chạy xe máy được đến con suối đầu tiên mình gửi xe ở nhà người dân, xắn quần lội bộ đến trường, qua nhà em học sinh nào, cô giáo lại ghé vào dắt học sinh của mình đi học thì ở Tà Vàng, cô Hoa chỉ mất 5 phút đi xe máy từ trung tâm huyện Tây Giang để đến lớp và ở đây các Ama, Amế sẽ dẫn con đến lớp”, cô giáo Hoa cho biết.

Các em say sưa đọc bài.

Khi ánh mặt trời đã xuyên trên từng góc bàn các em ngồi, mà sương thì vẫn lả tả vương vít vào lớp học, đậu trên tóc, trên hàng mi dài của những cặp mắt bé nhỏ. Những đôi mắt rạng ngời, những miệng nhỏ xinh xinh của các em học sinh khi ê a đọc những con số, chữ cái được viết trên bảng khiến chúng tôi chỉ muốn nấn ná ở lại với lớp học trong ngôi nhà Gươl nơi bản Tà Vàng.

Thu Hiền